Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (3.0 điểm). Cho đoạn văn sau:
(1) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (2) Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Ngữ văn lớp 8, tập 1)
a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động trong câu văn thứ 2.
c) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (3.0 điểm). Cho đoạn văn sau: (1) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (2) Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Ngữ văn lớp 8, tập 1) a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b) Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động trong câu văn thứ 2. c) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó. Câu 2 (2.0 điểm). Cho câu chủ đề sau: Chị Dậu không phải là người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin mà còn tiềm tàng một khả năng phản kháng mãnh liệt. Dựa vào đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố, hãy triển khai câu chủ đề trên thành một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 15 câu). Câu 3 (5.0 điểm). Người ấy sống mãi trong lòng tôi. –––––––– Hết –––––––– Họ tên học sinh:Số báo danh:.. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:. PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học:2015-2016 Câu Phần Đáp án Điểm Câu 1 a. Đoạn văn được trích từ văn bản Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu) của tác giả Nguyên Hồng. Lưu ý: Học sinh có thể trả lời: đoạn văn trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng hoặc Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng vẫn được điểm tối đa. 0,5 b. – Các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động: vồ, cắn, nhai, nghiến. 0,5 c * Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn. Cụ thể: - Biện pháp điệp ngữ: Từ “ mà” được nhắc đi nhắc lại đến 3 lần. - Biện pháp liệt kê: cắn, nhai, nghiến; hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ - Biện pháp so sánh: những cổ tục là một vật (hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ) * Ý nghĩa: - Nhấn mạnh các hành động (diễn ra trong ý nghĩ) của nhân vật bé Hồng - Tô đậm (nhấn mạnh, diễn tả) tâm trạng uất nghẹn, đau khổ, phẫn uất đang trào sôi trong lòng của bé Hồng trước những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình. - Góp phần khắc hoạ một cách sâu sắc tình yêu mãnh liệt của bé Hồng dành cho mẹ. Lưu ý: Học sinh chỉ nêu tên các biện pháp nghệ thuật và trình bày ý nghĩa của từng biện pháp nghệ thuật mà có các ý trên vẫn được điểm tối đa. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 2 a. Yêu cầu về hình thức - Triển khai được câu chủ đề, đứng đầu hoặc cuối đoạn văn; từ 10 đến 15 câu văn. 0,25 b. Yêu cầu về nội dung: Nội dung đoạn văn gồm những ý sau đây: 0.25 0,25 0,25 0,5 0,5 - Ban đầu chị nhẫn nhịn van xin nhưng chúng không nghe. Tên cai lệ đánh chị và sấn đến trói anh Dậu. - Sự phản kháng mãnh liệt của chị Dậu: + Bằng lời nói: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” (Lời nói đanh thép như một lời cảnh cáo); thách thức : “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !” + Cách xưng hô: ngang hàng “ông-tôi” -> “mày-tao”. Một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ, đáo để. + Hành động: ++ Túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa ++ Lẳng người nhà lý trưởng ra thềm - Đánh giá: Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận vì bị dồn nén đến mức không thể chịu nổi nữa (Quy luật xã hội: ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh) Câu 3 a Yêu cầu về kĩ năng: - Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB - Đảm bảo tính thống nhất về chủ đề văn bản - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; văn viết có cảm xúc chân thành, tự nhiên, hợp lí. Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b Yêu cầu về nội dung: * Mở bài: – Giới thiệu về một người cụ thể sống mãi trong lòng. – Giới thiệu nhân vật gắn với kỉ niệm. * Thân bài. – Xác định: Người ấy ( Bạn, thầy, mẹ, bà) và giới thiệu khái quát về nhân vật (Quan hệ với mình, hình dáng, tính tình, công việc, cách sống.) – Kể những việc làm của nhân vật mà mình ấn tượng. – Kể cụ thể về một kỉ niệm thể hiện chủ đề “sống mãi trong tôi”: Tình huống nảy sinh kỉ niệm, những hình ảnh, sự việc gắn với kỉ niệm, ấn tượng, cảm xúc của bản thân khi nhớ lại kỉ niệm. * Kết bài. – Khái quát cảm xúc của bản thân về nhân vật. c Biểu điểm: - Xây dựng được câu chuyện theo yêu cầu trên, kể hợp lý, hấp dẫn, giàu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 4- 5 - Đạt được cơ bản các yêu cầu, có cảm xúc nhưng còn mắc ít lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 3 - <4 - Đạt cơ bản các yêu cầu, ít cảm xúc, mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả. 2 - <3 - Chưa biết kể chuyện, bố cục không rõ ràng, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Không làm bài hoặc lạc đề 1- 2 0
File đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_201.doc