Đề khảo sát tháng 4 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
Câu 1: (2 điểm)
Xác định các thành phần câu có trong những câu sau:
a. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
b. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
d. Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa.
Câu 2: (2điểm)
Nêu đại ý của văn bản “Cây tre Việt Nam”
Câu 3: (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha ,mẹ ,anh, chị ,em)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát tháng 4 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát tháng 4 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH GIANG Trường THCS Thái Hòa ĐỀ KHẢO SÁT THÁNG 4 Năm học 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian: 90 phút) Câu 1: (2 điểm) Xác định các thành phần câu có trong những câu sau: a. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. b. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. d. Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa. Câu 2: (2điểm) Nêu đại ý của văn bản “Cây tre Việt Nam” Câu 3: (6 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha ,mẹ ,anh, chị ,em) ---------------------- Hết -------------------- ĐÁP ÁN: NGỮ VĂN 6 Câu 1: (2 điểm) HS xác định đúng mỗi thành phần của 1 câu được : 0,5 điểm a. Mùa xuân, / cây gạo /gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. TN CN VN 0,5 điểm b. Dưới bóng tre xanh,/ ta / gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. TN CN VN 0,5 điểm c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa. CN VN 0,5 điểm d. Cầu Long Biên/ có một tuyến đường sắt chạy giữa. CN VN 0,5 điểm GV linh hoạt cho điểm nếu HS làm thiếu hoặc sai thì trừ điểm. Câu 2: HS cần nêu được các ý: (2 điểm) - Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam 0,75điểm - Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. 0,5 điểm - Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 0,75điểm Câu 3: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha, mẹ, anh, chị ,em) (6 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu người thân yêu của mình cần tả. b. Thân bài: (4 điểm) Tả bao quát về người đó có thể nhận xét chung. Sau đó đi vào tả các nét cụ thể Khái quát, nhận xét và có thể đánh giá về người đó. Quan hệ thân thiết giữa mình và người đó. + Hình dáng: Khuôn mặt, vóc dáng, mầu da, mái tóc, mắt, - Cách ăn mặc như thế nào ? + Tính nết: - Cách đối xử với mọi người + Tài năng sở thích c. Kết bài: (1 điểm) Thái độ tình cảm của em với người đó GV linh hoạt cho điểm PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH GIANG Trường THCS Thái Hòa ĐỀ KHẢO SÁT THÁNG 4 Năm học 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian: 90 phút) Câu 1: (2 điểm) Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng. a. Ngài xơi bát yến xong. b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. c. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. d. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII. Câu 2: (2điểm) Nêu ngắn gọn giá trị hiện thực,giá trị nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay. Câu 3: (6 điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. ---------------------- Hết -------------------- ĐÁP ÁN: NGỮ VĂN 7 Câu 1: (2 điểm) HS chuyển đổi đúng mỗi câu được : 0,5 điểm a. Bát yến được ngài xơi xong. 0,5 điểm b. Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân. 0,5 điểm c. Cậu bé được nhà vua truyền ngôi cho. 0,5 điểm d. Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII. 0,5 điểm Câu 2: Cần nêu được (2 điểm) - Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú” 1 điểm - Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến. 1 điểm GV linh hoạt cho điểm tùy theo sự diễn đạt của học sinh Câu 3: (6 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) Lời dẫn vào đề, nêu vấn đề, giới thiệu câu tục ngữ b. Thân bài: (4 điểm) + “Uống nước” : có ý nghĩa chỉ những người thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh do người khác làm ra (bao gồm các giá trị về vật chất hoặc tinh thần). + “Nguồn”: có ý nghĩa chỉ những người làm ra những thành quả đó. + Ý nghĩa khái quát của tục ngữ : Khi hưởng thụ, thừa hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải biết ơn, đền ơn những người đã đem lại những thành quả đó. Đó là lời khuyên, lời nhắc nhở của cha ông ta về thái độ sống của tất cả những ai đã và đang thừa hưởng thành quả, công lao của người đi trước. - Tại sao “uống nước” phải “ nhớ nguồn”? + Trong thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào không có nguồn gốc, trong cuộc sống không có thành quả nào không do sức lao động tạo nên. + Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao của người đã làm nên những thành quả phục vụ nhu cầu cuộc sống . - Nhớ nguồn ta phải làm gì ? + Phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng. - Liên hệ: Nhấn mạnh giá trị thực tế của câu tục ngữ , nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay. c. Kết bài: (1 điểm) Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ Rút ra bài học cho bản thân: Nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô GV linh hoạt cho điểm tùy theo sự diễn đạt của học sinh PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH GIANG Trường THCS Thái Hòa ĐỀ KHẢO SÁT THÁNG 4 Năm học 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian: 90 phút) Câu 1: (2 điểm) Cho các câu trích sau: a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính. b. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống. c. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông , chợ mấy nhà. d. Được làm vua, thua làm giặc Chỉ rõ cách sắp xếp trật tự từ trong các câu trên. Cách sắp xếp đó có tác dụng gì. Câu 2: (2 điểm). Đọc văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc em thấy số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ? Câu 3: (6 điểm) Chứng minh rằng qua sáu câu thơ mở đầu bài “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã dựng lên được một bức tranh thiên nhiên hết sức sống động, tràn ngập âm thanh, rực rỡ sắc màu. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Ngữ Văn 8 Câu 1: (2 điểm) a. Cách sắp xếp trật tự trong các câu trên là: “Thấp thoáng” đảo lên trước CN 0,25 điểm Cách sắp xếp trật tự từ đó dùng để nhấn mạnh đặc điểm hình ảnh của sự vật. 0,25 điểm b. “Lắc lư” đảo lên trước CN 0,25 điểm Cách sắp xếp trật tự từ đó dùng để nhấn mạnh đặc điểm hình ảnh của sự vật. 0,25 điểm c. “Lom khom dưới núi” vị ngữ đảo lên trước CN “Lác đác bên sông” vị ngữ đảo lên trước CN 0,25 điểm Tác dụng: để nhấn mạnh vẻ heo hút hoang vắng của Đèo Ngang 0,25 điểm d. Được làm vua, thua làm giặc: Tác dụng để đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm. 0, 5 điểm Câu 2: (2 điểm). Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả là : - Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền. 0,75 điểm - Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các chiến trường ác liệt xa xôi. 0,75 điểm - Tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn. 0,5 điểm - Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh. Câu 3: (6 điểm) 1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh 2. Thân bài: Tập trung làm sáng tỏ luận điểm qua 6 câu thơ đầu nhà thơ Tố Hữu đã dựng lên được một bức tranh thiên nhiên hết sức sống động, tràn ngập âm thanh, rực rỡ sắc màu. Cụ thể là: - Phạm vi miêu tả vừa rộng lớn vừa tỉ mỉ, từ thế giới vĩ mô đến vi mô. Bầu trời, cánh đồng, khu vườn, mảnh sân đến trái cây hạt bắp. - Màu sắc rực rỡ và lộng lẫy (lúa chín vàng, vườn cây xanh, nắng hồng tươi, ngô vàng, trời xanh thẳm) - Âm thanh thật náo nức, rạo rực: tiếng chim tu hú lảnh lót, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều réo rắt. - Hương thơm không được miêu tả trực tiếp nhưng chúng ta có thể nhận ra: Hương của đồng lúa chín, hương quả ngọt ngào, hương từ những vạt ngô. - Cảnh mùa hạ là một cảnh đầy màu sắc, âm thanh, hương vị. + Chú ý: Phân tích những động từ mạnh mẽ: dậy, lộn nhào; những tính từ chín ngọt, rộng, cao để diễn tả hoạt động sự căng đầy nhựa sống của mùa hè. Tất cả nhằm tạo ra sự đối lập với không khí tù túng, con người không được hoạt động, phẫn uất trong 4 bức tường của phòng giam. 3. Kết bài: Khái quát lại nội dung của đoạn thơ. Nêu cảm xúc của bản thân. Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh TRƯỜNG THCS THÁI HÒAĐỀ THI THỬ LẦN IV KỲ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: Ngày 26 tháng 4 năm 2014 Câu 1 (2 điểm) Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. a. Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Sáng tác vào thời gian nào? b. Phát hiện và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Câu 2 (3 điểm) Suy nghĩ của em về tính tự lập. Câu 3 (5 điểm) Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. (Sách Ngữ văn 9, tập II) ---------------------------Hết--------------------------- TRƯỜNG THCS THÁI HÒAĐỀ THI THỬ LẦN IV KỲ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: Ngày 26 tháng 4 năm 2014 Câu 1 (2 điểm) Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. a. Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Sáng tác vào thời gian nào? b. Phát hiện và phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Câu 2 (3 điểm) Suy nghĩ của em về tính tự lập. Câu 3 (5 điểm) Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. (Sách Ngữ văn 9, tập II) ---------------------------Hết-------------------------- TRƯỜNG THCS THÁI HÒAĐỀ THI THỬ LẦN IV KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2 điểm) a. - “ Sang thu” của Hữu Thỉnh. (0,5 điểm) - Sáng tác năm 1977, thời kì đất nước hòa bình. (0,5 điểm) b. Người viết cần trình bày được cách hiểu hai câu thơ cả về nghĩa cụ thể và về nghĩa ẩn dụ. - Tầng nghĩa cụ thể ( nhân hóa) -diễn tả ý: sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên. .(0,5 điểm) - Tầng nghĩa thứ hai (ẩn dụ): suy ngẫm của nhà thơ về dân tộc, về con người: khi đã từng trải, con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời. .(0,5 điểm) Câu 2 (3 điểm) a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục 3 phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Nội dung Điểm tối đa 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận: tính tự lập 0,25 2. Giải thích 1,0 - Tự lập là khả năng tự đứng vững, tự định hướng tương lai cho bản thân, không lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. - Biểu hiện của tính tự lập: xác định rõ mục đích, lí tưởng của đời mình, chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, không ỷ lại hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. (Dẫn chứng minh họa) 0,5 0,5 3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề 1,25 - Tự lập là một phẩm chất quan trọng giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Bởi: + Khi có tính tự lập, ta sẽ sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội; vững vàng khi đối mặt với khó khăn thử thách; phát huy được năng lực, phẩm chất của bản thân, từ đó có thể đạt được thành công. (Dẫn chứng minh họa) + Khi thiếu tính tự lập, con người sẽ sống thiếu trách nhiệm, dễ gục ngã trước những trở ngại, khó có thể thành công; cản trở sự phát triển của xã hội. (Dẫn chứng minh họa) - Cần phê phán những người thiếu tính tự lập, sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác (Dẫn chứng minh họa) - Tuy nhiên, tự lập không đồng nghĩa với việc khước từ mọi sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của mọi người xung quanh. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4. Liên hệ bản thân 0,5 - Nhận thức được tầm quan trọng của tính tự lập đối với mỗi người. - Có ý thức và hành động cụ thể rèn luyện tính tự lập trong học tập, cuộc sống. 0,25 0,25 Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lí giải thuyết phục vẫn cho đủ điểm. Câu 3 (5 điểm) 1. Về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị về nhân vật trong tác phẩm (đoạn trích) truyện; dẫn chứng phù hợp, chính xác, lập luận thuyết phục, hành văn lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Về kiến thức Trên cơ sở nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm, đặc biệt là đoạn trích, học sinh cần làm rõ các ý cơ bản sau: Nội dung Điểm tối đa - Giới thiệu được nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện Những ngôi sao xa xôi. (0,5 điểm) - Nêu hoàn cảnh sống, chiến đấu và công việc vô cùng khó khăn, nguy hiểm của nhân vật. ( 0,5 điểm) - Phương Định là một cô gái Hà Nội, có ngoại hình trẻ trung, xinh đẹp, hấp dẫn cánh đàn ông ( “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”; đôi mắt dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng, có cái nhìn xa xăm; hay nhận được lời hỏi thăm hoặc những bức thư dài của các anh pháo thủ và lái xe) - Tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, lãng mạn, lạc quan, yêu đời (hay ngắm mình trong gương; thích hát và hay hát, bịa ra lời hát; hay mơ mộng nhớ về những kỉ niệm đẹp và giàu mơ ước cho tương lai; giả bộ kiêu kì trước các anh chiến sĩ; niềm vui thích như con trẻ trong cơn mưa đá; ) - Tình yêu quê hương, đất nước; yêu thương, gắn bó với những người đồng đội; yêu mến, cảm phục những người chiến sĩ (từ giã quê hương đi chiến đấu bảo vệ đất nước; nỗi nhớ nhà, nhớ Hà Nội; lo lắng, chăm sóc cho những người đồng đội,) - Phẩm chất anh hùng: gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc (xung phong vào tuyến lửa để chiến đấu, làm nhiệm vụ khó khăn; mặc dù biết rõ sự hiểm nguy, cái chết luôn rình rập nhưng coi cái chết rất mờ nhạt; khi bị thương không vào viện quân y vẫn tiếp tục tình nguyện ở lại bám chốt; tâm trạng trong một lần phá bom tự tin, tự trọng, có bản lĩnh vững vàng, có kinh nghiệm) (0,5 điểm) (0,75 điểm) (0,5 điểm) (0,75 điểm) - Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lê Minh Khuê: chọn người kể chuyện là nhân vật chính; lời kể tự nhiên, sinh động, trẻ trung, đầy nữ tính; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; kết hợp chất hiện thực với lãng mạn, hiện tại với hoài niệm (1,0 điểm) - Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ. - Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. (0,5điểm) ---------------------------Hết---------------------------
File đính kèm:
- de_khao_sat_thang_4_mon_ngu_van_lop_6_7_8_9_nam_hoc_2013_201.doc