Đề khảo sát học sinh giỏi Lớp 5 - Trường Tiểu học Vạn Phúc (Có đáp án)
Câu 2. Lúa đang thì con gái là lúa đang ở giai đoạn nào?
Trả lời:…………………………………………………………………………………..
Câu 3. Nếu Hồng gọi bố của Hoàng là bác thì Hoàng có thể gọi mẹ của Hồng là gì?
Trả lời:…………………………………………………………………………………..
Câu 4. Năm ngoái, tuổi em bằng tuổi anh. 3 năm nữa tuổi em bằng tuổi anh. Hỏi năm nay anh bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi?
Trả lời:…………………………………………………………………………………..
Câu 5. Để bắt đầu phần chú thích trong một câu văn, em phải làm gì?
Trả lời:…………………………………………………………………………………..
Câu 6. Nếu viết thêm một chữ số 9 vào tận cùng bên phải một số có 3 chữ số thì số đó tăng thêm 5301. Hỏi số có 3 chữ số đó là số nào?
Trả lời:…………………………………………………………………………………..
Câu 7. Khi nói đến quả cam, em có liên tưởng đến vị anh hùng trẻ tuổi nào?
Trả lời:…………………………………………………………………………………..
Câu 8. Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Đây là lời của ai nói với ai?
Trả lời:…………………………………………………………………………………..
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát học sinh giỏi Lớp 5 - Trường Tiểu học Vạn Phúc (Có đáp án)
Họ và tên:.. Lớp.Trường TH Vạn Phúc KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 5 Tuần 16 Thời gian làm bài 75 phút Điểm Nhận xét của giáo viên PHẦN TRẮC NGHIỆM 10 điểm Từ câu 1 đến câu 10, mỗi câu 0,5 điểm. Từ câu 11 đến câu 15, mỗi câu 1 điểm Câu 1. của số dân của một xã là 1200 người. Hỏi xã đó có bao nhiêu người? Trả lời:.. Câu 2. Lúa đang thì con gái là lúa đang ở giai đoạn nào? Trả lời:.. Câu 3. Nếu Hồng gọi bố của Hoàng là bác thì Hoàng có thể gọi mẹ của Hồng là gì? Trả lời:.. Câu 4. Năm ngoái, tuổi em bằng tuổi anh. 3 năm nữa tuổi em bằng tuổi anh. Hỏi năm nay anh bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi? Trả lời:.. Câu 5. Để bắt đầu phần chú thích trong một câu văn, em phải làm gì? Trả lời:.. Câu 6. Nếu viết thêm một chữ số 9 vào tận cùng bên phải một số có 3 chữ số thì số đó tăng thêm 5301. Hỏi số có 3 chữ số đó là số nào? Trả lời:.. Câu 7. Khi nói đến quả cam, em có liên tưởng đến vị anh hùng trẻ tuổi nào? Trả lời:.. Câu 8. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày. Đây là lời của ai nói với ai? Trả lời:.. Câu 9. Viết đúng 4 phân số nhỏ hơn và lớn hơn . Trả lời:.. Câu 10. Sắp xếp các địa danh sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Kiên Giang, Khánh Hòa, Huế, Cao Bằng Trả lời:.. Câu 11. Khi nhân một số với 32,7, một bạn đã quên dấu phẩy ở phần thập phân nên được tích đã tăng thêm 39624,552. Hỏi thừa số thứ nhất là bao nhiêu? Trả lời:.. Câu 12. Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử sau theo thứ tự thời gian: a) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. b) Hai Bà Trưng khởi nghĩa. c) Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua. d) Nhà Trần thành lập. e) Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai. Trả lời:.. Câu 13. Từ "lạc" trong những câu nào là từ nhiều nghĩa? a) Chim chích bị lạc trong rừng. b) Năm nay cả làng Tràng vui mừng vì mùa lạc bội thu. c) Nam buồn não ruột chỉ vì vội vàng mà em làm văn lạc đề. Trả lời:.. Câu 14. Tìm ba số lẻ liên tiếp có tích là 105. Trả lời:.. Câu 15. Xác định chủ ngữ trong câu sau: Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Trả lời:.. PHẦN TỰ LUẬN 10 điểm Bài 1. (1 điểm) Bạn Hà lấy 20 số 10 nhân với nhau rồi cộng với 7964. Hỏi kết quả có chia hết cho 2; 3; 4; 5; 8 hoặc 9 được không? Bài 2. (2 điểm) Tìm x (x +1) + (x + 2) + (x + 3) +.+ (x +2011) = 6049088 Bài 3. (3 điểm) Có 15 ô tô gồm 3 loại. Loại 4 bánh chở được 5 tấn, loại 4 bánh chở được 6 tấn, loại 6 bánh chở được 8 tấn. Hỏi số xe mỗi loại là bao nhiêu, biết tổng số bánh xe là 70 bánh, tổng số hàng chở được là 93 tấn. Bài 4. (4 điểm) Em hãy tả một bác nông dân hoặc một chú công nhân đang làm việc. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 5 TUẦN 16 TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚC PHẦN TRẮC NGHIỆM 8 điểm Câu 1. 3600 người Câu 2. Là lúa cấy xong đã bén rễ đang đẻ thêm nhánh. Câu 3.Hoàng có thể gọi mẹ của Hồng là cô, dì, mợ, thím Câu 4. Anh 7 tuổi, em 5 tuổi Câu 5: Dùng dấu ngoặc đơn () Câu 6. 588 Câu 7. Trần Quốc Toản Câu 8. Lời của con nói với mẹ Câu 9. Câu 10. Cao Bằng, Hà Nội, Huế, Khánh Hòa, Kiên Giang Câu 11. 12,24 Câu 12. b – a - c – e – d Câu 13. a và c Câu 14. 3; 5; 7 Câu 15. đôi mắt với cái mỏ PHẦN TỰ LUẬN 10 điểm Bài 1. 1 điểm. 20 số 10 nhân với nhau được tích gồm có chữ số 1 đứng ở hàng cao nhất, sau nó là 20 chữ số 0. Thêm 7964 được số có chữ số 1 ở hàng cao nhất, sau đó là 16 chữ số 0, cuối cùng là 7964. Số đó chia hết cho 2 vì tận cùng là 4. Số đó chia hết cho 3 vì tổng các chữ số là 1 + 7 + 9 + 6 + 4 = 27 Số đó chia hết cho 4 vì hai chữ số cuối cùng là 64 chia hết cho 4. Số đó không chia hết cho 5 vì tận cùng là 4. Số đó không chia hết cho 8 vì ba chữ số tận cùng là 964 không chia hết cho 8. Số đó chia hết cho 9 vì tổng các chữ số là 27 mà 27 chia hết cho 9. Bài 2. 2 điểm (x +1) + (x + 2) + (x + 3) +.+ (x +2011) = 6049088 x + 1 + x + 2 + x + 3 +..+ x + 2011 = 6049088 2011 × x + (1 + 2 + 3 +.+ 2011) = 6049088 Tính tổng 1 + 2 + 3 + . + 2011 = (1 + 2011) × 2011 : 2 = 2023066 2011 × x = 6049088 – 2023066 x = 4026022 : 2011 x = 2002 Bài 3. (3 điểm) Có 15 ô tô gồm 3 loại. Loại 4 bánh chở được 5 tấn, loại 4 bánh chở được 6 tấn, loại 6 bánh chở được 8 tấn. Hỏi số xe mỗi loại là bao nhiêu, biết tổng số bánh xe là 70 bánh, tổng số hàng chở được là 93 tấn. Giả sử tất cả là xe 6 bánh thì tổng số bánh xe là: 15 × 6 = 80 (bánh) So với thực tế thì dôi ra 80 – 70 = 10 (bánh). 6 bánh so với 4 bánh thì giảm 6 – 4 = 2 (bánh) Số xe 6 bánh là 10 : 2 = 5 (xe 6 bánh) Số xe 4 bánh là: 15 – 5 = 10 (xe 4 bánh) Số hàng xe 6 bánh chở được là: 5 × 8 = 40 (tấn) Số hàng xe 4 bánh chở được là: 93 – 40 = 53 (tấn) Giả sử số xe 4 bánh đều chở 5 tấn thì 10 × 5 = 50 (tấn) So với thực tế thì dôi ra: 53 – 50 = 3 (tấn) 6 tấn so với 5 tấn thì giảm: 6 – 5 = 1 (tấn) Số xe 4 bánh 6 tấn là: 3 : 1 = 3 (xe 4 bánh 6 tấn) Số xe 4 bánh 5 tấn là: 10 – 3 = 7 (xe 4 bánh 5 tấn) Thử lại: 7 × 5 + 3 × 6 + 5 × 8 = 93 (tấn) 7 × 4 + 3 × 4 + 5 × 6 = 70 (bánh) Đáp số: Xe 4 bánh 5 tấn: 7 xe Xe 4 bánh 6 tấn: 3 xe Xe 6 bánh 8 tấn: 5 xe Bài 4. (4 điểm) Em hãy tả một bác nông dân hoặc một chú công nhân đang làm việc. Yêu cầu: Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng: 1 điểm Tả được ngoại hình: 1 điểm Tả được các tư thế, động tác, thái độ của bác nông dân hoặc chú công nhân đang làm việc đặc trưng nghề nghiệp: 1 điểm Nêu được sự vất vả hoặc sự thú vị của công việc người được tả đang làm, tình cảm của em đối với người lao động đó hoặc ý nghĩa của việc lao động: 1 điểm. Bài viết sai chính tả, lời văn không mạch lạc, không có biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hóa: trừ 1 điểm.
File đính kèm:
- de_khao_sat_hoc_sinh_gioi_lop_5_truong_tieu_hoc_van_phuc_co.doc