Đề khảo sát học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Gia Lộc (Có đáp án)
Câu 1. (2,0 điểm)
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là…
(Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh)
Trong hai câu thơ trên, ở dấu ba chấm, em điền từ “sang” hay “vui”? Giải thích vì sao em chọn từ đó?
Câu 2.(3,0 điểm)
Suy nghĩ của em về câu nói: “Mẹ là món quà báu, là khu vườn ươm mát tuổi thơ con”.
Câu 3. (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Đọc tác phẩm, độc giả có bao nhiêu điều cần suy ngẫm, nhưng lắng sâu và ám ảnh lòng người nhất có lẽ là tình thương lớn của một người cha”.
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Gia Lộc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Gia Lộc (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LỘC ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút Đề khảo sát gồm 03 câu, 01 trang Câu 1. (2,0 điểm) Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là (Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh) Trong hai câu thơ trên, ở dấu ba chấm, em điền từ “sang” hay “vui”? Giải thích vì sao em chọn từ đó? Câu 2. (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu nói: “Mẹ là món quà báu, là khu vườn ươm mát tuổi thơ con”. Câu 3. (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Đọc tác phẩm, độc giả có bao nhiêu điều cần suy ngẫm, nhưng lắng sâu và ám ảnh lòng người nhất có lẽ là tình thương lớn của một người cha”. Qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ................................. Hết ................................... Họ và tên học sinh: .....Số báo danh: ......... Chữ ký của giám thị 1 ...Chữ ký của giám thị 2......... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LỘC HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN 8 Hướng dẫn chấm gồm 04 trang A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo phát triển được năng lực của học sinh. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1. (2,0 điểm) * Yêu cầu về hình thức: - Trình bày rõ ràng các ý. - Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi về chính tả và diễn đạt. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những ý cơ bản sau: - Xét về cách hiệp vần trong thơ tứ tuyệt, thì chữ “sang” hiệp vần với các chữ “hang”, “sàng”, “Đảng” (Độc vần “ang”) rất độc đáo. Nếu sử dụng chữ “vui”, chen vần “ui” vào đó là phá vỡ kết cấu chặt chẽ về vần của thể thơ (0,5 điểm). - Xét về ý nghĩa: + Nếu điền chữ “vui” trong câu thơ cuối không sai nhưng nó tầm thường hóa ý thơ, không thể hiện được cốt cách của một vị lãnh tụ, một thi nhân có tâm hồn lạc quan, có thái độ ung dung tự tại và luôn làm chủ hoàn cảnh (0,5 điểm). + Chọn và điền chữ “sang” trong câu thơ cuối mới hợp lí. Nó không chỉ phù hợp với nguyên tác mà nó còn là “nhãn tự” của bài thơ. Chữ “sang” đã nói lên cảm xúc, suy nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng thật hóm hỉnh, sâu sắc. Đối với Người, được sống, làm việc trên mảnh đất quê hương, Tổ quốc, cho dù có thiếu thốn, gian khổ vẫn cảm thấy vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc, vẫn thấy giàu có, sang trọng (0,5 điểm). + Chữ “sang” ở cuối bài vút lên bay bổng một tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống thiên nhiên, một tinh thần luôn bất chấp khó khăn gian khổ để hướng tới tương lai. Đó là cái cao sang về tinh thần khiến người cách mạng Hồ Chí Minh luôn ngạo nghễ, coi thường vinh hoa phú quý, coi thường khó khăn gian khổ để cống hiến trọn đời cho dân, cho nước (0,5 điểm). * Biểu điểm: Mức tối đa (2 điểm): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Mức chưa tối đa (0,25 - 1,75 điểm): Trình bày được một hoặc một số ý theo yêu cầu trên. Mức không đạt: Không nêu được ý nào hoặc không làm bài. Câu 2. (3,0 điểm) 1. Tiêu chí về nội dung các phần trong bài viết (2,5 điểm) a. Mở bài (0,25 điểm): Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Có thể đưa câu thơ hoặc ca dao nói về tình mẫu tử rồi dẫn dắt công lao to lớn, sự vĩ đại của người mẹ và nêu vấn đề cần nghị luận: “Mẹ là món quà báu, là khu vườn ươm mát tuổi thơ con”. b.Thân bài (2,0 điểm): HS nêu được các nội dung sau: - Giải thích câu nói: “Mẹ là món quà báu, là khu vườn ươm mát tuổi thơ con”. + “món quà báu” là món quà vô cùng quý giá không có gì so sánh được. Đây không phải là một món đồ bằng vật chất bình thường mà là món quà Thượng Đế ban tặng cho mỗi người con. Món quà đó không thể mua bán, đổi chác vì nó là một báu vật vô cùng thiêng liêng. + “khu vườn ươm mát” là khu vườn rộng rãi, râm mát, đầy hoa thơm trái ngọt. Là nơi trẻ thơ chìm đắm trong những trưa hè, nơi các em tha hồ nô đùa nghịch ngợm, nơi chứa chan bao kí ức đẹp của tuổi thơ. -> Câu nói trên thật giàu ý nghĩa, nhằm ngợi ca sự vĩ đại, công lao to lớn của người mẹ. - Lí giải tại sao lại nói “Mẹ là món quà báu, là khu vườn ươm mát tuổi thơ con”: + Mẹ là người mang nặng đẻ đau, sinh thành khó nhọc. + Mẹ vất vả nhọc nhằn nuôi dưỡng con khôn lớn. + Mẹ là điểm tựa vững chắc, mẹ là niềm tin, sức mạnh cho con. + Con dù khôn lớn trưởng thành mẹ vẫn dõi theo, lo lắng, che chở con suốt cả cuộc đời. - Bàn luận, mở rộng vấn đề: + Thiếu vắng tình mẹ cuộc đời con sẽ vô cùng đau khổ và bất hạnh. + Phê phán những người con bất hiếu, phụ lòng cha mẹ. - Liên hệ, bài học: con cái phải biết hiếu thảo, thương yêu, kính trọng cha mẹ ; luôn trân trọng, giữ gìn tình mẫu tử thiêng liêng. c. Kết bài (0,25 điểm): + Khái quát, khẳng định công lao to lớn, sự vĩ đại của người mẹ. + Rút ra bài học nhân sinh. d. Biểu điểm: - Mức tối đa : Đạt các tiêu chí trên. - Mức chưa tối đa: Căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa cho phù hợp. - Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề sai về kiến thức và phương pháp. 2. Tiêu chí về hình thức (0,5 điểm): Yêu cầu bài viết trình bày dưới dạng một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, mắc không lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt. Câu 3. (5,0 điểm) Về nội dung (4,0 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý cơ bản sau: a. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận (trích dẫn nhận định) b. Thân bài: Có thể trình bày các ý sau: * Khái quát về “những điều cần suy ngẫm” sau khi đọc “Lão Hạc”: cái nghèo, cái đói, thân phận người nông dân, xã hội phong kiến thực dân,... * Tuy nhiên, vấn đề “lắng sâu và... là tình thương lớn của một người cha”, thể hiện qua nhân vật Lão Hạc: - Lão Hạc là người cha rất mực thương con, luôn ý thức về trách nhiệm của mình với con, làm sao lo cho nó trọn vẹn. - Lão đau khổ, tự dằn vặt mình khi chưa làm tròn trách nhiệm của người cha, không lo nổi tiền cưới vợ cho con khiến nó phẫn chí mà bỏ đi làm phu đồn điền. - Xa con, lúc nào lão cũng nghĩ đến con. - Lão dè sẻn, thắt lưng buộc bụng, dành dụm tiền cho con. - Lão đối xử với “cậu Vàng” như một đứa con cưng cũng phần nào thể hiện tình yêu của lão với thằng con lão - vì Vàng là kỉ vật mà con trai lão để lại. - Biểu hiện rõ ràng nhất, ám ảnh lòng người nhất về tình yêu thương bao la của người cha nghèo là lão đã sắp đặt cái chết của mình để giữ nguyên được mảnh vườn cho con. - Trước khi ra đi, người cha đó vẫn canh cánh nỗi lo cho đứa con khờ dại, nên đã viết văn tự nhượng ruộng vườn cho ông giáo, nhờ cậy, dặn dò ông giáo rất kĩ lưỡng cốt để thằng con lão giữ được mảnh vườn mà làm ăn. => Cả đời lão, lúc nào cũng lo cho con, sống vì con mà quên cả bản thân mình. c. Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề. Mức tối đa (4,0 điểm): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Mở bài hấp dẫn, gây ấn tượng. Thân bài đủ nội dung, văn phong mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc. Kết bài gây được ấn tượng, tạo được dư âm. Mức chưa tối đa (0,25 - 3,75 điểm): Trình bày được một hoặc một số ý theo yêu cầu trên, còn mắc các loại lỗi. (GV căn cứ vào bài viết của học sinh để cho các thang điểm phù hợp) Mức không đạt: Không trình bày được ý nào hoặc không làm bài. 2. Về hình thức (0,5 điểm) Viết bài văn nghị luận, sử dụng thao tác lập luận chứng minh, giải thích, phân tích,...); đảm bảo bố cục ba phần, hệ thống luận điểm rõ ràng, luận cứ xác đáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng một số yêu cầu trên. Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi. Mức không đạt: Không đáp ứng được yêu cầu nào hoặc không làm bài. 3. Sáng tạo (0,5 điểm) Mức tối đa (0,5 điểm): Diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh, hấp dẫn, biết sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong bài văn nghị luận một cách hợp lí. Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Có sáng tạo nhưng chưa nhiều. Mức không đạt: Không có sự sáng tạo nào. ---------------------------Hết-----------------------
File đính kèm:
- de_khao_sat_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.doc