Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

 

I. Phần Văn học, Tiếng Việt (4 điểm): Cho đoạn văn sau:

  “ “Ngọc không mài , không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy (…) Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người…”

(Trích Ngữ Văn 8 – tập II)

Câu 1(1 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2(1.5 điểm): Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

Câu 3(1 điểm): Câu: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện hành động nói nào?

Câu 4(0,5 điểm): Câu “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai?

 

doc 3 trang Huy Khiêm 20/11/2023 2380
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II
 NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
I. Phần Văn học, Tiếng Việt (4 điểm): Cho đoạn văn sau:
 “ “Ngọc không mài , không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy () Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người”
(Trích Ngữ Văn 8 – tập II)
Câu 1(1 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2(1.5 điểm): Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 3(1 điểm): Câu: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện hành động nói nào?
Câu 4(0,5 điểm): Câu “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai?
II. Phần Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Khát vọng tự do trong ba bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), “Khi con tu hú” (Tố Hữu), “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh).
------------------Hết-------------------
Họ và tên thí sinh: ..................................................... Giám thị số 1:......................... Số báo danh................................................................ Giám thị số 2: .........................
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II 
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn Ngữ văn 8
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
I.Phần Văn học, Tiếng Việt (4 điểm): 
Câu 1(1 điểm): Học sinh trả lời đúng tên văn bản cho 0,5 điểm: Bàn về phép học
- Tác giả cho 0,5 điểm: Nguyễn Thiếp
Câu 2(1.5 điểm): Trả lời đúng nội dung chủ yếu của đoạn văn cho 1,5 điểm: Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học.
Câu 3(1 điểm): Học sinh trả lời đúng:
Kiểu câu: Trần thuật (0,5 điểm)
Để thực hiện hành động nói đề nghị (0,5 điểm)
Câu 4(0,5 điểm): Đúng (0,5 điểm)
II. Phần Tập làm văn (6 điểm):
1. Yêu cầu:
- Về hình thức:
+ Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh ( có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm )
+ Hành văn trôi chảy, lưu loát.
+ Hạn chế mắc lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.
- Về nội dung:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về khát vọng tự do.
- Giới thiệu nhan đề và tác giả của 3 bài thơ.
b. Thân bài: Chứng minh khát vọng tự do được thể hiện trong 3 bài thơ.
1. Nhớ rừng (Thế Lữ)
- Hoàn cảnh sáng tác: 1934
- Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt cháy bỏng của con người bị giam cầm nô lệ. (dẫn chứng và phân tích)
2. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
- Hoàn cảnh sáng tác: 1942
- Cuộc vượt ngục về tinh thần ở hai câu cuối (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
3. Khi con tu hú (Tố Hữu)
- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
- Lòng yêu sự sống, khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục (dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
c. Kết bài: 
- Khẳng định khát vọng tự do trong ba bài thơ (học sinh có thể so sánh mức độ thể hiện khát vọng tự do trong ba bài thơ).
- Liên hệ bản thân.
2. Cách cho điểm:
- Điểm 5 -6: Hiểu đề, đáp ứng tốt yêu cầu của đề, hành văn trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 -4: Bước đầu hiểu đề, đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đề, có thể mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1 – 2: Chưa hiểu đề, bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lạc đề.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
----Hết----

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giua_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc.doc