Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm).
a) Thế nào là trợ từ?
b) Tìm và giải thích nghĩa của trợ từ trong các câu sau:
“Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu...cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.”
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 2 (3,0 điểm). Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn (...). Dù tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dôn , xô gãy cành, tỉa trụi lá , hai cây phong ngiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”
(Ngữ văn 8 tập 1, trang 97)
a) Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm). a) Thế nào là trợ từ? b) Tìm và giải thích nghĩa của trợ từ trong các câu sau: “Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu...cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.” (Nam Cao, Lão Hạc) Câu 2 (3,0 điểm). Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn (...). Dù tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dôn , xô gãy cành, tỉa trụi lá , hai cây phong ngiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực” (Ngữ văn 8 tập 1, trang 97) a) Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? c) Nét đặc sắc nhất của đoạn văn là tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ gì? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ đó ? Câu 3 (5,0 điểm). Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam. -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:.Số báo danh:......... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2..... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1 (2 điểm): Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. (0,5đ) b) Trợ từ trong đoạn văn: nguyên, đến. (0,5đ) - Nghĩa của trợ từ nguyên, đến. - “ nguyên": nhấn mạnh ý chỉ riêng tiền thách cưới đã quá cao. (0,5đ) - “ đến ”: nhấn mạnh số tiền quá nhiều. (0,5đ) (Nếu học sinh giải thích đúng ý vẫn cho điểm tối đa. Học sinh kể sai 5 trợ từ + 2 trợ từ đúng vẫn trừ 0,5 điểm. HS có thể giải thích tất cả các từ đúng, sai tìm được nhưng cứ giải thích được 2 trợ từ "nguyên", "đến" vẫn cho điểm tối đa phần giải nghĩa trợ từ ) Câu 2 (3 điểm): a) Đoạn văn được trích trong tác phẩm “ Hai cây phong” (0,5đ). Tác giả : Ai-ma-tốp. (0,5đ) b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là miêu tả. (0,5đ) c) Nét đặc sắc nhất của đoạn văn là tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật tu từ: so sánh, nhân hóa, liệt kê... (0,5đ) (Nếu học sinh nêu được hai trong ba biện pháp tu từ thì vẫn cho điểm tối đa còn nêu được một biện pháp nhân hóa hoặc so sánh thì cho 0,25đ) - Tác dụng: Học sinh viết đúng yêu cầu một đoạn văn nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ đó: + Tạo nên một bức tranh về hai cây phong thật sinh động, đẹp đẽ, làm cho hai cây phong hiện lên như hai con người - hai người bạn, với sức lực dẻo dai, bền bỉ, kiên cường và có tâm hồn phong phú. (0,25đ) + Thể hiện rõ tác giả có năng lực quan sát, cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng bay bổng (0,25đ) + Làm nổi bật tình yêu quê hương của người hoạ sĩ. (0,25đ) (HS không viết đoạn văn thì trừ 0,25 điểm. Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm linh hoạt) Câu 3 (5,0 điểm). * Yêu cầu về hình thức: (0,5 đ nếu không tách đoạn trong thân bài thì trừ 0,25 điểm) - Viết đúng kiểu bài văn thuyết minh. - Có bố cục rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài. - Sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp - Ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu. Hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt... * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: (0,5 đ) - Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam. b. Thân bài: * Nguồn gốc, xuất xứ của nón lá(0,5 đ) * Cấu tạo: (1,5 đ) - Hình dáng: có hình chóp đều, hoặc thúng (nón thúng). - Nguyên liệu: có khung vành tre nhỏ uốn tròn, lá cọ, sợi cước, kim... - Quy trình làm nón: lấy lá nón, lá cọ, lá gồi, phơi khô, hun diêm sinh cho trắng sau đó tách và đặt lên một miếng kim loại rồi lấy giẻ vuốt lên lá là cho phẳng --> lợp lá lên khuôn --> Dùng cước để khâu -> trang trí nón * Chủng loại: (0,25 đ) Nơi làm: làng quê, Huế, Hà Tây ..., các loại nón... - Công dụng: che nắng, che mưa, làm quà lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật (0,75 đ) - Cách bảo quản: treo lên móc sau khi sử dụng, phơi khô khi nón bị ướt(0,5 đ) c. Kết bài: (0,5 đ) - Khẳng định lại vai trò ý nghĩa của chiếc nón đối với đời sống của con người Việt Nam. * Biểu điểm cụ thế: Điểm 5 - Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết vận dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, có sự sáng tạo. Điểm 4 - Bài viết đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên, có vận dụng các phương pháp thuyết minh, còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt nhưng không nhiều. Điểm 3 - Đảm bảo yêu cầu về thể loại và bố cục, nội dung còn thiếu nhiều, chưa biết vận dụng các phương pháp thuyết minh, sắp xếp ý chưa thật hợp lý. Có mắc lỗi chính tả và dùng từ nhưng không nhiều. Điểm 2: - Biết làm chưa thật đúng thể loại, ý còn thiếu nhiều. Liên kết chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc. Chữ viết xấu, còn mắc nhiều lỗi chính tả. Mắc nhiều lỗi câu, lỗi dùng từ. Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài Lưu ý - Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt và cho điểm sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực. ..........Hết..........
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2.doc