Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm).
1. Thế nào là tình thái từ?
2. Chỉ ra và phân loại tình thái từ trong các câu sau:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
- Cứu tôi với!
Câu 2 (3,0 điểm). Cho đoạn văn:
Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé.
Em với đôi tay về phía cây... nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
- Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế"
1. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm). 1. Thế nào là tình thái từ? 2. Chỉ ra và phân loại tình thái từ trong các câu sau: - Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? - Cứu tôi với! Câu 2 (3,0 điểm). Cho đoạn văn: Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây... nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời. - Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế" 1. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Đây là lần quẹt que diêm thứ mấy? Sự đối lập giữa mộng tưởng và hiện thực trong đoạn văn có ý nghĩa gì? Câu 3 (5,0 điểm). Thuyết minh về một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam. (Có thể thuyết minh về cây tre, cây lúa, cây bưởi, cây chuối...) -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:.Số báo danh:......... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2..... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu Yêu cầu về nội dung kiến thức Điểm Câu 1 (2,5 điểm) a. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái biểu cảm của người nói. 0,5 điểm b. Chỉ ra và phân loại tình thái từ trong các câu sau: - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ - Tình thái từ nghi vấn: chăng - Tình thái từ cầu khiến: với 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2 (3,0 điểm) a. - Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Cô bé bán diêm - Tác giả: An-đéc-xen b. Đây là lần quẹt que diêm thứ ba của cô bé - Ý nghĩa của sự đối lập giữa mộng tưởng và hiện thực trong đoạn văn: + Chỉ rõ: mộng tưởng về cây thông Nô-en; thực tế là những ngôi sao đổi ngôi-có ai đó vừa chết + Nhằm làm nổi bật tình cảnh khốn khổ, cô đơn, bất hạnh, đáng thương của cô bé bán diêm. + Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của cô bé: trong đói rét vẫn thắp lên những ước mơ + Thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà văn: sự cảm thương, trân trọng, ngợi ca những mơ ước của tuổi thơ + Qua đó, nhà văn gửi đến mọi người, mọi nhà thông điệp: Phấn đấu cho trẻ thơ được hạnh phúc. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm Câu 2 (5,0 điểm) * Hình thức: bài văn có bố cục ba phần * Phương thức biểu đạt: văn thuyết minh * Nội dung: có thể trình bày theo trình tự khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung của bài văn thuyết minh về một loài cây. Sau đây là một gợi ý: a. Mở bài: - Giới thiệu về loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam. b. Thân bài: * Nguồn gốc * Chủng loại (nếu có) * Đặc điểm của cây: + thân + lá + rễ + đặc điểm sinh trưởng, môi trường sống c. Kết bài: - Bộc lộ tình cảm của người viết với loài cây và vị trí của nó trong đời sống * Biểu điểm cụ thế: Điểm 5 - Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, biết vận dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, có sự sáng tạo. Điểm 3 – 4 - Bài viết đảm bảo phần lớn các yêu cầu trên, có vận dụng các phương pháp thuyết minh, còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt nhưng không nhiều. Điểm 2 – 2,5 - Đảm bảo yêu cầu về thể loại và bố cục, nội dung còn thiếu nhiều, chưa biết vận dụng các phương pháp thuyết minh, sắp xếp ý chưa thật hợp lý. Có mắc lỗi chính tả và dùng từ nhưng không nhiều. Điểm 1- 1,5: - Biết làm chưa thật đúng thể loại, ý còn thiếu nhiều. Liên kết chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc. Chữ viết xấu, còn mắc nhiều lỗi chính tả. Mắc nhiều lỗi câu, lỗi dùng từ. Điểm dưới 1: các trường hợp còn lại. Lưu ý - Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt và cho điểm sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực... - Trường hợp thuyết minh về loại cây nhưng không phải cây quen thuộc với làng quê hoặc viết sai thể loại tối đa chỉ được 2,0 điểm. ..........Hết..........
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2.doc