Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Thanh Miện (Có đáp án)
Câu 1 (2.0 điểm).
Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".
(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
c) Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì?
d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
Câu 2 (3.0 điểm).
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc.
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa - Bằng Việt)
a. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ.
b. Từ tình yêu tổ quốc của người cháu trong khổ thơ kết thúc bài Tiếng gà trưa trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 20 câu) trình bày những việc làm của người học sinh hiện nay để thể hiện lòng yêu nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Thanh Miện (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT THANH MIỆNĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7) a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn? c) Theo em, thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là những gì? d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên? Câu 2 (3.0 điểm). Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc. Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ (Tiếng gà trưa - Bằng Việt) a. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ. b. Từ tình yêu tổ quốc của người cháu trong khổ thơ kết thúc bài Tiếng gà trưa trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 20 câu) trình bày những việc làm của người học sinh hiện nay để thể hiện lòng yêu nước. Câu 3 (5.0 điểm). Hãy giải thích ý nghĩa của bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nướởntong nguồn chảy ra. Một òng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (Theo Ngữ văn lớp7, tập 1, trang 35) –––––––– Hết –––––––– HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN 8 - Năm học:2014-2015 ------------------- Câu 1 (2 điểm) : Mỗi ý cho 0.5 điểm a. Văn bản: Cổng trường mở ra - Lý Lan b. Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu c. Thế giới kì diệu có thể là: thế giới của tri thức, tình bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ.... d. Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Câu 2 (3 điểm): a. (1 điểm) Nêu tác dụng của phép điệp ngữ: - Điệp ngữ “vì” được nhắc lại 4 lần 0.25 điểm - Tác dụng: khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả mà cũng hết sức bình thường. Người cháu đi chiến đấu với bao gian lao vất vả nhưng người cháu vẫn thấy hạnh phúc bởi làm được việc có ích cho đất nước đó là đi chiến đấu bảo vệ đất nước xóm làng - nơi có bà,có những kỉ niệm tuổi thơ, như vậy tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những cái nhỏ nhất mà chính cái nhỏ nhất ấy làm cho người đọc vô cùng xúc động tạo thành dư âm cho người đọc. 0.5 điểm lí giải một cách cảm động ngọn nguồn lòng yêu nước: từ khái quát đến cụ thể (0.25 điểm) (Khổ thơ này khiến ta nhớ ngay đến mấy câu văn của Ê-ren-bua: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Nếu thử minh họa bằng một hình xoáy trôn ốc dựa trên sự vận động của hệ thống hình ảnh mà hai tác giả sử dụng ta sẽ dễ dàng thấy được trình tự diễn tả của Ê-ren-bua và Xuân Quỳnh ngược nhau. b. (2 điểm). - Hình thức: đoạn văn ngắn., diễn đạt lưu loát, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, các ý lô gíc. - Nội dung: trình bày những việc làm của người học sinh hiện nay để thể hiện lòng yêu nước một cách cụ thể: như tích cực học tập; chăm chỉ lao động; tu dưỡng đạo đức; yêu quý, trân trọng những cảnh vật, con người lao động của quê hương HS có thể diễn đạt khác nhưng nêu được những việc làm cụ thể của tuổi học sinh, GV căn cứ vào bài làm của học sinh để cho các mức điểm từ 2-0.25 điểm. Câu 3 (5 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng : - Kĩ năng nghị luận về tư tưởng đạo lý. - Đủ bố cục 3 phần rõ ràng, hợp lí diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Văn viết trong sáng giàu cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý chính theo trình tự sau : * Giải thích ý nghã: những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.. * Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời. * Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.. 3. Tiêu chuẩn cho điểm : - Điểm 5 : Đạt các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, đưa ra dẫn chứng thuyết phục, hấp dẫn người đọc; không mắc lỗi diễn đạt thông thường - Điểm 3 : Đạt các yêu cầu nêu trên nhất là yêu cầu về nội dung, diễn đạt tương đối tốt . Có thể còn một số sai sót - Điểm 1 : Chưa đạt yêu cầu về nội dung, hoặc nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi về từ, câu và lỗi chính tả . - Điểm 0 : Lạc đề sai cả nội dung và phương pháp. Căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh để cho điểm lẻ.HS có thể diễn đạt không như trên nhưng đủ ý, đúng trình tự vẫn tính điểm. GV lưu ý những bài viết sáng tạo, giàu tình cảm. Những bài viết chưa rõ các luận điểm theo trình tự trên thì không cho quá 3 điểm. --------- hết ------
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_201.doc