Đề cương ôn thi học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng
C. Câu hỏi và bài tập ôn tập.
I. Lí thuyết:
Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
Câu 2: Công dụng của nhiệt kế là gì? Kể tên các loại nhiệt kế mà em biết? Nhiệt kế thường dùng
hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
Câu 3: khi nào thì các chất co hoặc dãn vì nhiệt sẽ gây ra lực lớn? Băng kép có tính chất gì? Nêu
ứng dụng của băng kép?
Câu 4: Kể tên các thang nhiệt độ và đặc điểm của chúng?
Câu 5: Thế nào là sự nóng chảy, đông đặc? Cho các VD về sự nóng chảy và đông đặc? Trong suốt
thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ các chất như thế nào? Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy và
đông đặc của cùng một chất? Đồng nóng chảy ở nhiệt độ 10830C, vậy Đồng sẽ đông đặc ở nhiệt độ
bao nhiêu? Tại sao?
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn thi học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng
Trƣờng TH CS Hùng Thắng TRƢỜNG THCS HÙNG THẮNG ĐỀ CƢƠNG ÔN THI HKII 2014-2015 MÔN LÍ 6 A. Kiến thức trọng tâm. CHƢƠNG II: NHIỆT HỌC. Chủ đề 1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN , LỎNG, KHÍ. * Giống nhau: - Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. * Khác nhau: - Các chất rắn, lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau. - Các chất khí khác nhau nhưng sự nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. * Chú ý: Đối với nước: + Khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại. + Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên thì nước mới nở ra. Chủ đề 2: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT – NHIỆT KẾ - THANG NHIỆT ĐỘ. - Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn. - Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại. Ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng ngắt tự động mạch điện. * V/d: Bàn ủi điện khi đủ độ nóng tự ngắt điện. - Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. - Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: + Nhiệt kế rượu. + Nhiệt kế y tế. + Nhiệt kế thuỷ ngân. - Nhiệt kế thường dụng hoạt động trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất. - Trong nhiệt giai Celsius: + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC. + Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC. - Trong nhiệt giai Fahrenheit : + Nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF. + Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. Chủ đề 3: SỰ NÓNG CHẢY – ĐÔNG ĐẶC – SỰ BAY HƠI – NGƢNG TỤ - SỰ SÔI. - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Phần lớn các chất nóng chảy nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì thác nhau. - Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. Nóng chảy ở nhiệt độ xác định Đông đặc ở nhiệt độ xác định - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự bay hơi. - Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào : Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng. - Sự ngưng tụ chỉ xảy ra ở nhiệt độ thấp. Rắn Lỏng Trƣờng TH CS Hùng Thắng Sự bay hơi Sự ngưng tụ *Chú ý: Câu hỏi giáo dục môi trƣờng về sự bay hơi - sự ngƣng tụ. + Ở Việt Nam, quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Độ ẩm không khí từ 70% 90% đôi khi xấp xỉ 100%, ảnh hưởng đến sản xuất làm kim loại chóng bị ăn mòn (rỉ rét), đồng thời làm cho dịch bệnh dễ phát sinh. Nhưng nếu độ ẩm không khí quá thấp dưới 60% cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và gia súc, làm nước bay hơi nhanh gây ra khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. + Ở ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì ngoài chất dinh dưỡng mà bèo cung cấp cho ruộng lúa, bèo còn che phủ mặt ruộng để hạn chế sự bay hơi của nước ở ruộng. + Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh: Quanh nhà có nước sông, hồ, cây xanh vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu. Vì vậy cần tăng cường trồng cây xanh và giữ gìn cho sông, hồ trong sạch. + Khi nhiệt độ xuống thấp thì hơi nước ngưng tụ: Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành sương mù, làm giảm tầm nhìn, cây xanh không đủ khả năng quang hợp. Vì vậy cần có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi trời có sương mù. - Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi trong lòng chất lỏng vừa bay hơi trên mặt thoáng. - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi của chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. B. Vận dụng. CHƢƠNG I: NHIỆT HỌC. Chủ đề 1: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN , LỎNG, KHÍ. - Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí để giải thích được các hiện tượng và ứng dụng trong thực tế. Chủ đề 2: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT – NHIỆT KẾ - THANG NHIỆT ĐỘ. - Giải thích được ít nhất 02 hiện tượng và ứng dụng sự nở vì nhiệt của các vật khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. - Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế thông thường. Chủ đề 3: SỰ NÓNG CHẢY – ĐÔNG ĐẶC – SỰ BAY HƠI – NGƢNG TỤ - SỰ SÔI. - Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong sự nóng chảy và đông đặc của một số chất. - Mô tả được sự thay đổi nhiệt độ và thể của một số chất trong sự nóng chảy và đông đặc. - Giải thích được các hiện tượng thực tế về sự nóng chảy và đông đặc. - Giải thích được các hiện tượng bay hơi và đông đặc trong thực tế. Lỏng Rắn Trƣờng TH CS Hùng Thắng C. Câu hỏi và bài tập ôn tập. I. Lí thuyết: Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? . . . . . . . . Câu 2: Công dụng của nhiệt kế là gì? Kể tên các loại nhiệt kế mà em biết? Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? . . . . . . . . . Câu 3: khi nào thì các chất co hoặc dãn vì nhiệt sẽ gây ra lực lớn? Băng kép có tính chất gì? Nêu ứng dụng của băng kép? . . ............. ..... . . . Câu 4: Kể tên các thang nhiệt độ và đặc điểm của chúng? ... . . . . . Trƣờng TH CS Hùng Thắng Câu 5: Thế nào là sự nóng chảy, đông đặc? Cho các VD về sự nóng chảy và đông đặc? Trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ các chất như thế nào? Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của cùng một chất? Đồng nóng chảy ở nhiệt độ 10830C, vậy Đồng sẽ đông đặc ở nhiệt độ bao nhiêu? Tại sao? ............. ..... . . . ............. ..... . . . . . Câu 6: Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Cho VD về sự bay hơi và sự ngưng tu? Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nào? ............. ..... . . . . . II. Bài tập: Câu 1: Tại sao một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh, nếu nút bị kẹt không mở được người ta thường hơ nóng cổ chai để dễ mở hơn? Tại sao không được bơm lốp xe thật căng khi để xe ngoài nắng gắt? . . . . Trƣờng TH CS Hùng Thắng Câu 2: Trong việc đúc tượng Đồng, có những sự chuyển thể nào của Đồng? Hãy cho biết Đồng tồn tại ở thể gì khi những người nghệ nhân đun nóng Đồng lên nhiệt độ 10820C, 10830C và 10930C? . . . . Câu 3: Cho ba bình đựng các lượng nước khác nhau như hình vẽ. Để cả ba bình vào một căn phòng kín. Hỏi nước trong bình nào bay hơi nhanh hơn? Tại sao? . Câu 4: Tại sao khi sấy tóc lại làm cho tóc mau khô? Hãy giải thích sự tạo thành sương đọng trên lá cây vào ban đêm? . . . Câu 5:Cho đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy. Hãy cho biết: a. Chì bắt đầu nóng chảy ở phút thứ mấy? Ở nhiệt độ nào Chì bắt đầu nóng chảy? b. Xác định khoảng thời gian nóng chảy của Chì? c. Xác định nhiệt độ của Chì ở phút thứ 16? Chì đạt nhiệt độ 3070C ở phút thứ mấy? Ở 3250C và 350 0C Chì ở thể gì? d. Mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của Chì khi nóng chảy? Trƣờng TH CS Hùng Thắng .. .. .. .. . . .. Câu 6: Cho hình vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất. Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây: a) Đây là đường biểu diễn cho những quá trình nào của chất? Chất đó là chất gì? b) Sự nóng chảy và đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy? Thời gian nóng chảy và đông đặc kéo dài bao nhiêu phút? c) Ở phút thứ 2 và 10, chất tồn tại ở thể gì? d) Mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất? .. . .. . . . . . . . GV bộ môn lí: Vũ Thị Huyền 12 10 8 6 4 2 0 -2 -4 -6 -8 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Nhiệt độ o C Thời gian Phút 387 377 367 357 347 337 327 317 307 297 287 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Nhiệt độ o C Thời gian Phút
File đính kèm:
- de_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2014_2015.pdf