Đề cương ôn tập tại nhà môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
- Hiểu được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xác định vị trí, giới hạn của vùng, vị trí của một số loại tài nguyên thiên nhiên trên bản đồ.
- Phân tích các bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội, tình hình phát triển kinh tế của vùng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập tại nhà môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. - Hiểu được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xác định vị trí, giới hạn của vùng, vị trí của một số loại tài nguyên thiên nhiên trên bản đồ. - Phân tích các bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư, xã hội, tình hình phát triển kinh tế của vùng. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TIẾP THEO) 1. Kiến thức: - Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp; sự phân bố của các ngành đó. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng trình bày sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp của vùng. THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ. 1. Kiến thức: - Nắm được kĩ năng đọc bản đồ. - Phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ. 2. Kĩ năng: - Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến sử dụng tài nguyên khoáng sản. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới môi trường. 2. Kĩ năng: - Xác định trên lược đồ, vị trí, giới hạn của vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội . - Kĩ năng sống: Phân tích, đánh giá ý nghĩa vị trí địa lí, trình bày suy nghĩa ( HĐ1, HĐ2, HĐ3) VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ( TIẾP THEO) 1. Về kiến thức: - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế. + Công nghiệp: hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Nông nghiệp: Trông trọt và chăn nuôi. + Dịch vụ - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. - Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 2. Về kĩ năng: - Xác định trên bản đồ, lược đồ, vị trí, giưói hạn của vùng ĐBSH và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Sử dụng lược đồ kinh tế để thấy rõ sự phân bố tài nguyên và các ngành kinh tế của vùng. THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ , SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐBSH 1. Kiến thức: - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lí bảng số liệu. - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Bước đầu biết suy nghĩ về những giải pháp phát triển bền vững. VÙNG BẮC TRUNG BỘ 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và nững thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng. - Phân tích các bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội. VÙNG BẮC TRUNG BỘ (TIẾP) 1. Kiến thức: - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ: + Nông nghiệp: Lúa, trồng rừng và cây công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. + Công nghiệp: tình hình phát triển và phân bố + Dịch vụ: Tình hình phát triển và phân bố của dịch vụ trung chuyển hàng hoá và dịch vụ du lịch. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm. - Biết một số loai tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là rừng: chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước đã góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của vùng. - Sử dụng bản đồ Địa lí kinh tế vùng Bắc Trung Bộ để biết sự phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ. - Phân tích các bảng thống kê để hiểu tình hình phát triển một số ngành kinh tế của vùng. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội; những thuận lợi, khó khăn của dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế – xã hội. - Biết Nam Trung Bộ là vùng có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển, vì vậy để phát triển các ngành kinh tế biển cần có những biện pháp BVMT biển khỏi bị ô nhiễm. 2. Kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng - Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về dân cư – xã hội, kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ. - Rèn kĩ năng kết hợp kênh chữ với kênh hình để giải thích một số vấn đề của vùng. VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ( TIẾP) 1. Kiến thức: - Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng. + Nông nghiệp: - Chăn nuôi trâu bò; khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản là thế mạnh của vùng. - Khó khăn: quỹ đất nông nghiệp hạn chế. sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước. + Công nghiệp: Cơ cấu đa dạng; tình hình phát triển và phân bố của công nghiệp cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm. + Dịch vụ: Tình hình phát triển và phân bố của dịch vụ vận tải biển, du lịch. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. - Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 2. Kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; các trung tâm công nghiệp của vùng. - Phân tích số liệu thống kê, biểu sồ về dân cư – xã hội, kinh tế của Duyên hải Nam Trung Bộ. THỰC HÀNH: KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 1. Kiến thức: - Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ gồm các hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, chế biến thuỷ sản để xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liệt kê không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ VÙNG TÂY NGUYÊN 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lưọi và khó khăn đối với phát triển kinh tế – xã hội - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng. - Biết việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. 2. Kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ vị trí giới hạn của vùng - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ dân cư – xã hội, kinh tế của duyên hải Nam Trung Bộ. VÙNG TÂY NGUYÊN (TIẾP) 1. Kiến thức: - Hiểu rõ Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế, nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH N- L- N có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỷ trọng CNH và dịch vụ tăng dần. - Nắm vững vai trò trung tâm kinh tế vùng của một số thành phố như: Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt. 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng đọc biểu đồ, lược đồ khai thác thông tin theo câu hỏi, kết hợp kênh hình, kênh chữ để nhận xét giải thích một số câu hỏi khó khăn ở Tây nguyên trong phát triển kinh tế xã hội. THỰC HÀNH SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN. 1. Kiến thức: - Học sinh so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên( về đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn, các giải pháp phát triển bền vững) 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ. - Có kĩ năng viết và trình bày bằng văn bản. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ 9 . THEO CHUYÊN ĐỀ. CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ Câu 1: Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm; a. Tày, Thái, Mường, Khơ-me b. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều. c. Chăm, Hoa, Nùng, Mông d. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê. Câu 2: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm: a.Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm b.Tỉ lệ tử vong giữ ổn định ở mức tương đối thấp c.Mức tăng dân số tương đương với mức tăng dân số trung bình của thế giới. d.Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình chung của thế giới. Câu 3: Hiện tượng gia tăng tự nhiên của dân số nước ta tăng đột biến vào năm 2003, đặc biệt ở các thành phố lớn, là do: a. Nhà nước cho sinh đẻ theo ý muốn, cộng với ý thích sinh con năm Quý Mùi. b. Nước ta đã đạt được thành tựu về giảm mức sinh, không còn lo về gia tăng dân số nữa. c. Người dân hiểu sai về Pháp lệnh dân số, cộng với ý thích sinh con năm Quý Mùi. d. Do Nhà nước đẩy mạnh chính sách Kế hoạch hoá gia đình. Câu 4: Dân số thành thị tăng nhanh , không phải vì: a. Gia tăng tự nhiên cao b. Do di dân vào thành thị c. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ d. Nhiều đô thị mới hình thành Câu 5 : Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau : a. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống b. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên c. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên d. Tỉ lệ người dưới tuổi lao động giảm, tỉ lệ người trong và quá tuổi lao động tăng. Câu 6 : Nước ta nằm trong số các nước có : a. Mật độ dân số cao nhất thế giới b. Mật độ dân số khá cao trên thế giới c. Mật độ dân số cao trên thế giới d. Tất cả đều sai Câu 7: Cho bảng số liệu sau đây: DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH VÙNG ĐBSH VÀ CẢ NƯỚC NĂM 2006 Địa phương Dân số( nghìn người) Diện tích(km2) Cả nước 84155,8 331212 Đồng bằng sông Hồng 18207,9 14863 Mật độ dân số của cả nước và Đồng bằng sông Hồng năm 2006 là: A. 253 người/km2 và 1230 người/km2 B. 254 người/km2 và 1225 người/km2 C. 254 người/km2 và 1230 người/km2 D. 252 người/km2 và 1225 người/km2 Câu 8: Cho bảng số liệu về sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta năm 1999 và năm 2005 ( % ) Độ tuổi Năm 1999 Năm 2005 Từ 0 đến 14 tuổi 33.5 27 Từ 15 đến 59 tuổi 58.4 64 Trên 60 tuổi 8.1 9 Tỉ lệ dân số phụ thuộc của năm 1999 và 2005 lần lượt là: A. 63,5 và 52,3 C. 71,2 và 50,3 B. 71,2 và 56,3 D. 81,2 và 51,3 Bài 1: Cộng đồng các Dân Tộc Việt Nam Câu 1:Việt Nam có A. 52 dân tộc B.53 dân tộc C. 54 dân tộc D.55 dân tộc Câu 2:Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số A.85% B. 86% C.87% D.88% Câu 3 : Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở : A. Đồng bằng B. Miền núi C. Trung Du D. Duyên Hải Câu 4 Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư chú của các dân tộc A. Tày, Nùng ,Dao, Thái, Mông B.Tây, Nùng ,Ê –Đê ,Ba -Na C.Tày, Mừng,Gia-rai ,Mơ nông D.Dao ,Nùng ,Chăm ,Hoa Câu 5: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc: A. Chăm , Khơ-me B. Vân Kiều ,Thái C. Ê –đê ,mường D. Ba-na ,cơ –ho Câu 6:Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu: A .Đồng bằng ,trung du, duyên hải B. Miền Núi C : Hải đảo D .Nước Ngoài Câu 7: Năm 1999,các dân tôc ít người chiếm khoảng bao nhiêu% dân số cả nước : A.13,6% B.13,7% C.13,8% D.13,9% Bài 2: Dân số và gia tăng dân số Câu 1:Dân số nước ta năm 2002 là A.70 Triệu người B.74,5 triệu người C. 79,7 triệu người D.81 triệu người Câu 2: Dân số nước đứng vào hàng thứ mấy so với dân số thế giới (năm 2002) A :12 B : 13 C : 14 D : 15 Câu 3 : Dân số nước ta thuộc vào hàng các nước . A: Ít dân số trên thế giới B: Trung bình dân số trên thế giới C. Đông dân trên thế giưới D: Cả A,B, C đều đúng Câu 4 : Trong khu vực Đông Nam Á , tính đến năm 2002, dân số nước ta đứng vào hàng thứ mấy . A: 1 B: 2 C :3 D: 4 Câu 5 : Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng A: 1triệu người B : 1,5 triệu người C : 2 triệu người D : 2,5 triệu người Câu 6: Năm 1999, vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất nước ta là : A: Bắc Trung Bộ B : Tây Nguyên C : Trung Du và miền núi Bắc Bộ D : Đồng Bằng Sông Cửu Long Câu 7 : Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh . A: Tương đối thấp B : Trung bình C : Cao D : Rất cao Câu 8 Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với A : Sự phát triển kinh tế B : Môi Trường C: Chất lượng cuộc sống D : sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường Câu 9 : Để giảm bớt tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số cần phải thực hiện . A : Kế hoạch hóa gia đình B : Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số C :Đẩy mạnh công tác tuyên truyền D: Cả A, B,C đúng Câu 10: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ khi nào A : Cuối những năm 40 B: Cuối những năm 50 của thế kỉ XX C : Cuối những năm 60 D : Cuối những năm 70 của thế kỉ XX Câu 11 : Cho bảng số liệu . Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kỳ 1979- 1999 ( %0 ) Năm Tỉ suất 1979 1999 Tỷ suất sinh 32,5 19,9 Tỷ suất tử 7,2 5,6 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 và 1999 (%) lần lượt là: A; 2,5 và 1,4 B : 2,6 và 1,4 C : 2,5 và 1,5 D: 2,6 và 1,5 Bài 3 Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Câu 1 : Mật độ dân số nước ta năm 2003 là . A : 246 người trên 1 km2 B : 247 người trên 1km2 C: 248 người trên 1 km2 D : 249 người trên 1 km2 Câu 2 : Trên thế giới , nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số : A : Thấp B : Trung Bình C : Cao D : Rất cao Câu 3 : Mật độ dân số Hà Nội năm 2003 là . A : 1192 người trên 1 km2 B : 2830 người trên 1km2 C : 2900 người trên 1km2 D : 3200 người trên 1 km2 Câu 4 : Dân cư nước ta sống thưa thớt ở . A: Ven biển B : Miền Núi C : Đồng bằng D : Đô thị Câu 5 : Năm 2003 số dân sống trong các đô thị chiếm khoảng : A: 24% B : 25% C: 26 % D : 27 % Câu 6 : Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở các vùng nào ? A: đồng bằng B : Ven biển C: Các đô thị D: Cả A,B ,C, đều đúng Câu 7 : Dựa vào Atlat trang 15 , hãy cho biết những đô thị nào có quy mô dân số trên 1 triệu người . A : Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM . B: Hà Nội , Đà Nẵng , Thành Phố Hồ Chí Minh C: Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ D: Thành Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu . Câu 8: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có : Diện tích: 39734 km2 Dân số : 16,7 triệu người ( năm 2002 ) Mật độ dân số của vùng là : A: 420,3 người / km2 B : 120,5 người / km2 C: 2379,3 người /km2 D : 420,9 người / km2 Câu 9 : Năm 2003, Mật độ dân số của Thành Phố Hồ CHí Minh là . A : 2664 B : 2764 C : 2864 D : 2964 Câu 10 : Năm 2003 dân số sinh sống ở vùng nông thôn chiếm A : 72% dân số cả nước B : 73% dân số cả nước C: 74% dân số cả nước D : 75% dân số cả nước Câu 11 : Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ . A : Thấp B : Rất thấp C : Trung bình D: Cao Câu 12 : Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô . A: Vừa và nhỏ B : Vừa C : Lớn D : Rất Lớn Bài 4 : Lao động và làm việc , chất lượng cuộc sống Câu 1: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta A: Dồi dào, tăng nhanh B : Tăng Chậm C : Hầu như không tăng D : Dồi dào, tăng chậm Câu 2 : Mặt mạnh của lao động Việt Nam là : A ; Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông –lâm – ngư – nghiệp B : Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật . C: Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện . D: Cả A , B , C , đều đúng Câu 3 : Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm . A: 0,5 triệu lao động B:0.7 triệu lao động C : hơn 1 triệu lao động D : ngần hai triệu lao động Câu 4: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về . A : Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn. C : Kinh nghiệm sản xuất D : Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật Câu 5 : Trong giai đoạn 1989 -2003 , lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh tế nào A . Nông – Lâm – Ngư Nghiệp B. Công nghiệp Xây dựng C . Dịch vụ D. cả 3 nghành trên Câu 6 : Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng: A . Giảm tỷ trọng ngành nông ,lâm , ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ B . Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao độgn trong ngành công nghiệp và dịch vụ . C . Giảm tỷ trọng trong tất cả các nghành . D . Tăng tỷ trọng trong tất cả các nghành Câu 7. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước vào năm 2003 khoảng . A . 4% B .5% C .6% D . 7 % Câu 8: Để giải quyết vấn đề việc làm , cần có biện pháp gì ? A . Phân bố lại dân cư và lao động B . Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn C . Đa dạng các loại hình đào tạo , hướng nghiệp dạy nghề , giới thiệu việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D: Cả A , B , C đều đúng Câu 9: năm 2003 lao động nước ta không qua đào tạo chiếm A. 78,6% B 78,7% C 78,8% D 78,9% Câu 10 : Tỷ lệ phụ thuộc là tỷ số giữa số người: A . Chưa đến tuổi lao động và những người trong độ tuổi lao động . B . Chưa đến tuổi lao động và những người quá tuổi lao động . C:Chưa đến tuổi lao động và số nguời quá tuổi lao động với những người đang trong tuổi lao động . D . Cả A, B , C , đều sai. CHUYÊN ĐỀ 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM Câu 1.Trong cơ cấu GDP của nước ta, ngành dịch vụ có đặc điểm: A. Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng lên. B. Chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm xuống. C. chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. D. Tỉ trọng cao hơn nông –lâm- ngư nghiệp, nhưng còn thấp hơn công nghiệp, xây dựng và ít biến động. Câu 2. Trước đổi mới, thời kì kinh tế nước ta gặp khủng hoảng là: A. Từ 1954 đến 1975. B. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. C. Sau 1975 đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX. D. Từ sau 1986 đến trước năm 1996. Câu 3. Đây là đặc điểm của nền kinh tế miền Nam dưới chế độ Sài Gòn: A. Khủng hoảng kéo dài. B.Lạm phát cao, sản xuất đình chệ, lạc hậu. C. Chỉ tập chung ở các thành phố lớn, phục vụ chiến tranh. D.Mang tính chất thực dân mới nửa phong kiến. Câu 4. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm: A. 1975 B. 1981 C. 1986 D. 1996 Câu 5. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ? A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh. C. Kinh tế cá thể được thùa nhận và ngày càng phát triển. D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất. Câu 6. Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện ở: A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế. B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. Câu 7. Tỉnh nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam: A. Đồng Nai B. Bình Định C. Hải Dương D. Bến Tre. Câu 8. Tỉnh nào sau đây khong nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc: A. Hải Dương B. Quảng Ninh. C. Nam Định D. Hưng Yên. Câu 9 .Vùng kinh tế trọng điểm miền trung gồm: A. 3 tỉnh, thành B. 4 tỉnh, thành C. 5 tỉnh, thành D. 6 tỉnh, thành. Câu 10. Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là: A. Phía Bắc,miền Trung và phía Nam B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam. C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bô.. D. ĐBSH, Duyên hải nam trung bộ và Đông nam bộ. Câu 11. Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất nước ta hiện nay là: A. Nhà nước B. Tập thể C. Tư nhân D.Đầu tư nước ngoài. Câu 12.Ngành nào sau đây được coi là ngành công nghiệp trọng điểm tiêu biểu hiện nay? A. Hóa chất. B. Luyện kim C. Vật liệu xây dựng D. Sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 13. Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ câu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ: A. Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta. B.Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa . C.Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. D.Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Câu 14 . Sự kiện lớn diễn ra trong thập niên 90 của thế kỉ XX, đánh dấu sự hội nhập kinh tế nước ta là: A. Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì B. Gia nhập ASEAN. C. Gia nhập WTO. D. Trở thành, thành viên của liên hiệp quốc. Câu 15. Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước(Đơn vị triệu USD) Năm Khu vực 1998 Nông –lâm – ngư nghiệp 77520 Công nghiệm –Xây dựng 92357 Dịch vụ 125819 Tổng 295696 Cơ cấu ngành dịch vụ là: A. 40,1% B. 42,6% C. 43,5% D. 45% CHUYÊN ĐỀ 3: NÔNG –LÂM – THỦY SẢN Câu 1. Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là: A. Đất đai B.Khí hậu C. Nước D.Sinh vật Câu 2. Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ: A.Có nhiều diện tích đất phù sa. B.Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C.Có mạng lưới sông ngòi, ao,hồ dày đặc. D. Có nguồn sinh vật phong phú. Câu 3 Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là A.Các vùng trung du và miền núi B. Vùng Đồng bằng Sông hồng C. Vùng Đồng bằng sông cửu long. D. Các đồng bằng ở duyên hải miền trung. Câu 4. Tài nguyên nước ở nước ta có một nhược điểm lớn là A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có. B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ. C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán. D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông. Câu 5. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì: A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ. B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm. C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa. D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất. Câu 6. Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit. B. Nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. C. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa. D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm . Câu 7. Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì: A. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt đọng của nông nghiệp. B. Sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông nghiệp. C. Đây là nguồn cung cấp hữu cơ để tăng độ phì cho đất. D.Thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi. Câu 8. Mặt không thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm là : A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán. B.Tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền của đất nước. C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu , dịch bệnh phát triển. D. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nống. Câu 9. Tây nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê hàng đầu nước ta là vì: A. Có nhiều diệt tích đất phù sa phù hợp với cây cà phê. B. Có nguồn nước ẩm rất phong phú. C. Có độ cao lớn nên khí hậu mát mẻ. D. Có nhiều diện tích đất feralit rất thích hợp với cây cà phê. Câu 10. Hiện nay nhà nước đang khuyến khích. A. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp. B. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. C. Đưa nông dân vào làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp. D.Tăng cường độc canh cây lúa nước để đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Câu11. Trong những năm gần đây, diện tích một số cay trồng bị thu hẹp vì: A. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. B. Nhà nước chủ trương giảm tròng trọt tăng chăn nuôi. C. Lao động ở nông thôn bỏ ra thành thị để kiếm sống. D. Biến động thị trường đặc biệt là thị truongf thế giới. Câu 12 Thị trường mở rộng đã làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp nước ta trên thế giới. Nhận định trên là: A. Đúng B.Sai Câu 13. Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta trên diện rộng : A. Động đất B. Sương muối , giá rét C. Bão lũ, hạn hán sâu bệnh . D. lũ quét. Câu 14. Diện tích đất nông nghiệp nước ta hiện nay chiếm khoảng : A.Hơn 5 triệu ha B.Hơn 7 triệu ha C.Hơn 9 triệu ha D.Hơn 10 triệu ha Câu 15 Cho bảng số liệu : Sản lượng thủy hải sản 2000(đơn vị tấn) Sản lượng Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Tổng sản lượng 2250499 1169060 Tỉ trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước là : A. 50% B. 51% C.51,9 % D. 52% * Sự phát triển và phân bố nông nghiệp Câu 1. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng: A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. B.Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp. C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm. D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu. Câu 2. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cở cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta: A. Cây lúa B.Cây hoa màu C. Cây công nghiệp D.Cây ăn quả và rau đậu Câu 3. Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu mà nước ta đang: A. Dẫn đầu thế giới. B. Xếp thứ hai thế giới. C. Xếp thứ tư thế giới. D. Xếp thứ năm thế giới. Câu 4. Ở nước ta cây lúa được trồng ở: A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long. C. Tất cả các đồng bằng. B. Các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. D. Trên khắp cả nước. Câu 5. Do trồng nhiều giống lúa mới nên: A. Lúa được trồng rộng rãi trên khắp cả nước. B. Cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều. C. Đã hình thành được hai vùng trọng điểm lúa. D. Cơ cấu ngành tròng trọt ngày càng đa dạng. Câu 6 Đây là một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp A. Diện tích đât trồng bị thu hẹp B.Công nghiệp chế biến sẽ trở thành ngành trọng điểm C. Phá được chế độ độc canh trong nông nghiệp. D. Diện tích rừng bị thu hẹp. Câu 7. Đông nam bộ đang dẫn đầu cả nước về diện tích: A. Cây điều B. Cây hồ tiêu C. Đậu tương D. Cả ba loại Câu 8. Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là: A. Nước ta đất hẹp người đông nên chăn nuôi khó phát triển. B. Không có nhiều đòng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu. C. Giống gia súc, gia cầm có chất lượng thấp. D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém Câu 9. Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với: A. Các đồng cỏ tươi tốt. B. Vùng trồng cây hoa màu. C. Vùng trồng cây công nghi
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_tai_nha_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2019_2020.doc