Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2013-2014
I. Lí Thuyết
Câu 1/ Phát biểu định luật Ôm? Viết công thức, nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Câu 2/ Nêu ý nghĩa điện trở?
Câu 3/ Điện trở dây dẫn phụ thuộc những yếu tố nào? Viết công thức, nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức
Câu 4/ Viết công thức tính điện trở tương đương của mạch điện gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hai điện trở mắc song song.
Câu 5/ Biến trở có tác dụng gì trong mạch điện? Trên biến trở có ghi: 50Ω-3A có ý nghĩa gì?
Câu 6/ Nêu những lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng (4 lợi ích). Cần làm gì để sử dụng tiết kiệm điện năng? Lấy ví dụ cho thấy tiết kiệm điện năng góp phần bảo vệ môi trường.
Câu 7/ Viết công thức tính điện năng, công suất điện. Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức
Câu 8/ Phát biểu định luật Jun - len_xơ, viết hệ thức, nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong hệ thức?
Câu 9/ Trên một bóng đèn có ghi 220V-75W. Con số đó có ý nghĩa gì?
Câu 10/ Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng? Lấy ví dụ chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng.
Câu 11/ Hãy nêu tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
Câu 12/ Mỗi nam châm có mấy từ cực? hãy kể tên. Nêu sự tương tác giữa hai thanh nam châm khi chúng đặt gần nhau.
Câu 13/ Nêu đặc điểm đường sức từ của ống dây có dòng điện? Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải? Quy tắc này dùng để làm gì?
Câu 14/ Nêu một vài ứng dụng của nam châm điện, chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này.
Câu 15/ Qui tắc bàn tay trái dùng để làm gì? Phát biểu qui tắc bàn tay trái?
Câu 16/Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2013-2014
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HK I Môn: Vật lí 9 Năm học 2013 - 2014 I. Lí Thuyết Câu 1/ Phát biểu định luật Ôm? Viết công thức, nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. Câu 2/ Nêu ý nghĩa điện trở? Câu 3/ Điện trở dây dẫn phụ thuộc những yếu tố nào? Viết công thức, nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức Câu 4/ Viết công thức tính điện trở tương đương của mạch điện gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hai điện trở mắc song song. Câu 5/ Biến trở có tác dụng gì trong mạch điện? Trên biến trở có ghi: 50Ω-3A có ý nghĩa gì? Câu 6/ Nêu những lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng (4 lợi ích). Cần làm gì để sử dụng tiết kiệm điện năng? Lấy ví dụ cho thấy tiết kiệm điện năng góp phần bảo vệ môi trường. Câu 7/ Viết công thức tính điện năng, công suất điện. Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức Câu 8/ Phát biểu định luật Jun - len_xơ, viết hệ thức, nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong hệ thức? Câu 9/ Trên một bóng đèn có ghi 220V-75W. Con số đó có ý nghĩa gì? Câu 10/ Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng? Lấy ví dụ chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng. Câu 11/ Hãy nêu tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì. Câu 12/ Mỗi nam châm có mấy từ cực? hãy kể tên. Nêu sự tương tác giữa hai thanh nam châm khi chúng đặt gần nhau. Câu 13/ Nêu đặc điểm đường sức từ của ống dây có dòng điện? Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải? Quy tắc này dùng để làm gì? Câu 14/ Nêu một vài ứng dụng của nam châm điện, chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. Câu 15/ Qui tắc bàn tay trái dùng để làm gì? Phát biểu qui tắc bàn tay trái? Câu 16/ Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. Câu 17/ Mô tả hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. Câu 18/ Hãy nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của nam châm điện. Nêu tác dụng của lõi sắt trong nam châm điện. Câu 19/ Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Nêu ví dụ. Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng? Câu 20/ Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều? II/ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1/ Cho điện trở R1 làm bằng chất liệu có ρ=0,4.10-6 Ωm, chiều dài l=18,5m, đường kính tiết diện d=2mm. a. Tính giá trị điện trở R1. b. Điện trở R1 này mắc song song với điện trở R2=6Ω vào hiệu điện thế không đổi 36V. Tính điện trở tương đương của mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở Bài 2/ Một lò sưởi có ghi 220V-1100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V trong 3 giờ mỗi ngày. a. Tính điện trở và cường độ dòng điện qua lò sưởi khi đó? b. Tính nhiệt lượng mà lò sưởi này tỏa ra trong mỗi ngày theo đơn vị kJ. A U X c. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng lò sưởi trên trong 30 ngày, biết giá tiền phải trả là 1000đ/1kWh. Câu 3/ (2,5 điểm) Một đoạn mạch gồm một bóng đèn có ghi 9V–4,5W được mắc nối tiếp với một biến trở và được đặt vào hiệu điện thế không đổi U=12V, khi đó bóng đèn sáng bình thường. Điện trở của dây nối và ampe kế không đáng kể. a/ Tính điện trở của đèn và số chỉ của ampe kế. b/ Tính điện năng tiêu thụ của toàn mạch trong thời gian 15 phút Bài 5/ Hãy xác định các chiều còn thiếu (chiều đường sức từ – chiều dòng điện – chiều của lực điện từ) trong các hình vẽ sau: Bài 6/ Xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dòng điện trong hình vẽ bên. Bài 7/ a/ Xác định tên hai từ cực của ống dây trong hình sau: A B + - S N A B b/ Xác định chiều dòng điện chạy trong cuộn dây
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2.doc