Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Nguyễn Du
II. Bài tập: Cho các tình huống sau:
Câu 7: Bình (14 tuổi – HS lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của gia đình để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Bình không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may đụng vào ông Tám - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng té ngã và ông Tám bị thương nặng.
a. Hãy nhận xét hành vi của Bình.
b. Nêu các vi phạm pháp luật mà Bình mắc phải và trách nhiệm của Bình trong sự việc này?
Câu 8: Các hành vi sau đây đã vi phạm pháp luật gì? Vì sao?
a. Trộm cắp tài sản của công dân.
b. Vi phạm nội quy an toàn của xí nghiệp.
c. Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa đã làm cháy một số đồ của nhà bên cạnh.
d. Do A mâu thuẫn với B nên có ý định đánh B.
đ. Đánh nhau gây mất trật tự công cộng.
Câu 9: Trong dịp tổng kết hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phương. Bạn Lan – một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia đóng góp ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia đóng góp ý kiến không?
a. Theo em, Lan có được quyền tham gia đóng góp ý kiến không? Vì sao?
b. Bạn có thể tham gia đóng góp ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia đóng góp ý kiến của bạn Lan thể hiện quyền gì của công dân?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Nguyễn Du
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD 9 HỌC KÌ II -NĂM HỌC 2014-2015 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân - Hôn nhân: Là sự kết hợp giữa một nam và một nữ (nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên) được pháp luật thừa nhận. - Nguyên tắc: Tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, bình đẳng. Được kết hôn với những người khác tôn giáo, dân tộc, người nước ngoài. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình - Tác hại của việc kết hôn sớm: ảnh hưởng học tập, sức khỏe, hạnh phúc gia đình, nòi giống. 2. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. - Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. - Bản thân và gia đình thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ kinh doanh, đóng thuế, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác: Kê khai đúng vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng. Không kinh doanh các mặt cấm: ma túy, mại dâm, thuốc nổ, vũ khí 3. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. - Luật Lao động quy định tuổi lao động: ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. - Lao động có những quy định riêng đối với trẻ em chưa thành niên: cấm nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động; khi nhận lao động chưa đến tuổi thành niên phải lập hồ sơ theo dõi riêng, được khám sức khỏe định kì 4. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân. - Hiểu và phân loại các loại vi phạm pháp luật. - Hiểu và phân biệt từng loại trách nhiệm pháp lí. 5. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - HS ghi nhớ công dân có các quyền cơ bản: bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Quyền và nghĩa vụ học tập. Quyền tự do tín ngưỡng. Quyền khiếu nại tố cáo. Quyền tự do ngôn luận. Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em . Ngoài ra công dân còn có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội: - Học sinh thực hiện quyền này như thế nào ở nhà trường và ở nơi cư trú: 6. Nghiã vụ bảo vệ Tổ quốc. - Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc: Là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân. - Những việc mà em và các bạn có thể làm để bảo vệ Tổ quốc: tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ trật tự an ninh xã hội - Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. 7. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật: - Trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật: Cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật. B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP I. Lí thuyết. Câu 1: Em hãy cho biết những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân? Câu 2: Để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em chưa thành niên, luật Lao động có những quy định gì? Câu 3: Vi phạm pháp luật là gì? Để xác định một hành vi có vi phạm pháp luật hay không, cần xác định thêm các yếu tố nào? Các hành vi như thế nào là trái với quy định của pháp luật? Câu 4: Nêu điểm khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí? Câu 5: Có người cho rằng: “Trong thời bình như hiện nay không cần phải có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”. Theo em quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao? Trách nhiệm của công dân, học sinh đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là gì? Câu 6: a. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là gì? Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? b. Vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? c. Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục nhựng thiết sót đó? II. Bài tập: Cho các tình huống sau: Câu 7: Bình (14 tuổi – HS lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của gia đình để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Bình không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may đụng vào ông Tám - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng té ngã và ông Tám bị thương nặng. a. Hãy nhận xét hành vi của Bình. b. Nêu các vi phạm pháp luật mà Bình mắc phải và trách nhiệm của Bình trong sự việc này? Câu 8: Các hành vi sau đây đã vi phạm pháp luật gì? Vì sao? a. Trộm cắp tài sản của công dân. b. Vi phạm nội quy an toàn của xí nghiệp. c. Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa đã làm cháy một số đồ của nhà bên cạnh. d. Do A mâu thuẫn với B nên có ý định đánh B. đ. Đánh nhau gây mất trật tự công cộng. Câu 9: Trong dịp tổng kết hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phương. Bạn Lan – một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia đóng góp ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia đóng góp ý kiến không? a. Theo em, Lan có được quyền tham gia đóng góp ý kiến không? Vì sao? b. Bạn có thể tham gia đóng góp ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia đóng góp ý kiến của bạn Lan thể hiện quyền gì của công dân? Câu 10: Hải Anh là con trai độc nhất trong 1 gia đình giàu có nhưng lười học nên không thi đậu vào đại học. Không học, chẳng có công việc làm, suốt ngày Hải Anh lao vào chơi bi-a, điện tử. Bạn bè lo lắng hỏi Hải Anh về công việc và tương lai thì được trả lời: “Nhà tớ thiếu gì tiền! Tiền của bố mẹ cho tớ đủ để sống sung sướng cả đời rồi; tớ không cần gì phải đi học, vì tớ không cần lao động!” Hỏi: Suy nghĩ của Hải Anh đúng hay sai? Vì sao? Nếu được khuyên Hải Anh, em sẽ nói điều gì? ---HẾT---
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_ho.doc