Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.

I. LÝ THUYẾT: 

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến con người sa vào các tệ nạn xã hội? Các em có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vaò tệ nạn xã hội và góp phần phòng chông tệ nạn xã hội?

Câu 2: Vì sao phải phòng chống nhiễm HIV/AIDS? Để phòng chống nhiễm HIV/AIDS, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?

Câu 3: Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào? Nêu ví dụ cụ thể?

Câu 4: Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện thể hiện qua những hành vi nào? Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác?

Câu 5: Quyền khiếu nại và tố cáo có điểm gì giống và khác nhau? Trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo?

Câu 6: Vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật? Để chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật học sinh cần phải làm gì?

II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:

Câu 7:  Hai bạn A và B học cùng lớp và chơi rất thân với nhau, có gì cũng chia sẻ cho nhau. Một hôm, vào đầu giờ, thấy B có nhiều giấy làm bài kiểm tra trong cặp. A liền lấy vài tờ. Lúc ấy, có bạn nhìn thấy và bảo: 

             - Sao cậu lại tự tiện lấy giấy của B vậy? Thế là không tôn trọng tài sản của người khác đấy.

A cười: - Ôi dào! Tớ với B chơi thân với  nhau, tớ lấy vài tờ cũng chẳng sao.

a. Em hãy nhận xét việc làm của A?

b.Nếu là bạn của A, em sẽ góp ý A như thế nào?

Câu 8:  Biết bạn Tí có tính hay phát biểu linh tinh, Tèo khuyên bạn nên thận trọng hơn khi giao tiếp. Tí không nghe vì cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận của mình. Tèo đã thuyết phục bạn:

- Quyền tự do ngôn luận cũng phải có khuôn khổ của nó, nếu không nó sẽ gây tổn hại cho chính mình và cho cả người khác. Trong một số trường hợp, nó sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng.

Tí tỏ vẽ không tin. Em hãy giúp Tí thuyết phục Tèo bằng cách nêu một vài dẫn chứng?

doc 2 trang Huy Khiêm 07/11/2023 2660
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II 
MÔN GDCD 8
NĂM HỌC 2014-2015
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
NHÓM 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
1. Phòng chống tệ nạn xã hội; HIV/AIDS; tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
a. Nêu những loại tệ nạn xã hội: Ma túy, mại dâm, bài bạc, HIV/AIDS 
b. Trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội: 
- Sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể thao.
- Không uống rượu, đánh bạc, đua xe, hút thuốc 
- Không xem phim, băng ảnh đồi trụy, bạo lực, tham gia các hoạt động mại dâm 
- Biết tự bảo vệ mình và bạn bè
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức 
c. Các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS?
- Sống giản dị, lành mạnh, không tiêm chích ma túy.
- Yêu cầu xét nghiệm máu trước khi cho hoặc nhận.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi
NHÓM 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ, GIÁO DỤC VÀ KINH TẾ
* Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác; Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng:
nhận thấy nghĩa vụ, ý thức tôn trọng tài sản của người khác; của nhà nước và lợi ích công cộng. Phê phán mọi hành vi xâm phạm đến tài sản của công dân, nhà nước và lợi ích công cộng
NHÓM 3: CÁC QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CƠ BẢN CÙA CÔNG DÂN
1. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân: Phân biệt khi nào công dân sử dụng quyền khiếu nại và quyền tố cáo:
+ Khiếu nại để khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại hoặc thiệt hại.
+ Tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp phuật xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của công dân 
2. Quyền tự do ngôn luận:
Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật: 
- Tự do trong khuôn khổ pháp luật quy định không lợi dụng để tự do phát biểu lung tung, vu khống, vu cáo hoặc xuyên tạc sự thật. 
- Không lợi dụng quyền tự do ngôn luận để phá hoại, chống lại lợi ích của nhà nước và nhân dân. 
NHÓM 4: NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN VN: 
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 
- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. 
2. Luật pháp nước Cộng hoà XHCN VN:
- Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước, quản lí xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.
I. LÝ THUYẾT: 
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến con người sa vào các tệ nạn xã hội? Các em có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vaò tệ nạn xã hội và góp phần phòng chông tệ nạn xã hội?
Câu 2: Vì sao phải phòng chống nhiễm HIV/AIDS? Để phòng chống nhiễm HIV/AIDS, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?
Câu 3: Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào? Nêu ví dụ cụ thể?
Câu 4: Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện thể hiện qua những hành vi nào? Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác?
Câu 5: Quyền khiếu nại và tố cáo có điểm gì giống và khác nhau? Trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo?
Câu 6: Vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật? Để chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật học sinh cần phải làm gì?
II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
Câu 7: Hai bạn A và B học cùng lớp và chơi rất thân với nhau, có gì cũng chia sẻ cho nhau. Một hôm, vào đầu giờ, thấy B có nhiều giấy làm bài kiểm tra trong cặp. A liền lấy vài tờ. Lúc ấy, có bạn nhìn thấy và bảo: 
	 - Sao cậu lại tự tiện lấy giấy của B vậy? Thế là không tôn trọng tài sản của người khác đấy.
A cười: - Ôi dào! Tớ với B chơi thân với nhau, tớ lấy vài tờ cũng chẳng sao.
a. Em hãy nhận xét việc làm của A?
b.Nếu là bạn của A, em sẽ góp ý A như thế nào?
Câu 8: Biết bạn Tí có tính hay phát biểu linh tinh, Tèo khuyên bạn nên thận trọng hơn khi giao tiếp. Tí không nghe vì cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận của mình. Tèo đã thuyết phục bạn:
- Quyền tự do ngôn luận cũng phải có khuôn khổ của nó, nếu không nó sẽ gây tổn hại cho chính mình và cho cả người khác. Trong một số trường hợp, nó sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng.
Tí tỏ vẽ không tin. Em hãy giúp Tí thuyết phục Tèo bằng cách nêu một vài dẫn chứng?
Câu 9: Lớp 8A và 8B ở cạnh nhau. Giờ ra chơi, các em hai lớp nô đùa, xô đẩy nhau ngoài hành lang. Em H lớp 8A đẩy em B lớp 8B ngã vào cánh cửa. Cánh cửa bị vỡ, hai em bỏ chạy và không ai nhận lỗi.
a. Hai em H và B vi phạm gì?
b. Nhà trường xử lí hành vi đó như thế nào? 
Câu 10: Phân loại các hành vi vi phạm sau (vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật?) và nêu biện pháp xử lí các hành vi đó.
a. Cha mẹ cư xử không công bằng với con cái.
b. Vượt đèn đỏ.
c. Đua xe trái phép.
d. Con cháu đối xử bất hiếu với ông bà, cha mẹ.
e. Chiếm đoạt tài sản công dân trị giá trên 50 triệu đồng.
f. Không tham gia cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.
g. Anh em trong gia đình luôn tỏ thái độ hiềm khích lẫn nhau.
* Lưu ý: HS làm bài tập 3/trang 113 sgk.
---Hết---

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_ho.doc