Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

I. Lý thuyết

Câu 1: Nêu nội dung các nhóm quyền trong công ước LHQ về quyền trẻ em?

Câu 2: Hãy mô tả hình dạng, màu sắc của các loại biển báo và ý nghĩa của từng loại biển báo đó? Hãy nêu những quy định của pháp luật dành cho người đi bộ?

Câu 3: Theo em, tai nạn giao thông ngày càng tăng là do những nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?

Câu 4: Thế nào là công dân? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 

Câu 5: Ý nghĩa của việc học tập? Bản thân em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập đó như thế nào? Để trở thành người công dân có ích cho đất nước, em cần rèn luyện như thế nào?

Câu 6: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân?

II. Cho các tình huống sau 

Câu 7:  Mai là học sinh lớp 6, vì kinh tế gia đình khó khăn nên cứ đến hè là Mai xin mẹ lên giúp việc nhà cho một người cô họ hàng xa để kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ trang trải việc học hành trong năm học tới. Thấy Mai chăm chỉ, ngoan ngoan nên cả gia đình cô Lành đều yêu quý và đối xử rất tốt với Mai. Khi sắp hết hè, cô Lành đã gạ gẫm Mai bỏ học ở lại làm việc nhà giúp cô, cô sẽ trả thêm tiền và sau này lo việc cho Mai. Tuy nhiên, Mai vẫn quyết định về quê để tiếp tục đi học

a. Em thấy việc làm của cô Lành có đúng không? Vì sao?

b. Em có nhận xét gì về quyết định của bạn Mai? Qua tình huống trên, em học tập được điều gì ở Mai?

Câu 8: Tan học về, Hùng muốn trổ tài với các bạn, cậu điều khiển xe đạp buông cả hai tay. Thấy một số bạn cổ vũ, Hùng càng phấn khởi, cho xe đi lạng lách, đánh võng. Không ngờ trong lúc đang cao hứng, xe của Hùng va phải quang gánh của một người gánh hàng rong đang đi bộ dưới lòng đường, cả hai bị ngã, xe đạp và gánh hàng đổ ra đường. Hùng và người bán hàng rong đổ lỗi cho nhau.

  Theo em, trong trường hợp này ai là người có lỗi và đó là những lỗi gì?

doc 2 trang Huy Khiêm 07/11/2023 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng

Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: GDCD 6
A. HỆ THÔNG KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Có 4 nhóm quyền:
+ Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống, được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe 
+ Nhóm quyền bảo vệ: là quyền nhằm bảo vệ trẻ em không bị phân biệt đối xử, bỏ rơi, bóc lột 
+ Nhóm quyền phát triển: là những quyền được học tập, vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật
+ Nhóm quyền tham gia: là những quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình
Ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em:
2. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân nước đó.
- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.
3. Thực hiện trật tự an toàn giao thông.
Nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông là:
- Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt. 
- Đường xấu và hẹp.
- Phương tiện giao thông không bảo đảm
Hệ thống biển báo: 
- Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng.
- Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.
- Biển báo chỉ dẫn: Hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh lam, hình trắng, đen hoặc đỏ thể hiện điều chỉ dẫn. 
4. Quyền và nghĩa vụ học tập.
- Ý nghĩa của việc học tập:
+ Đối với bản thân: Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
+ Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
+ Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng dân giàu nước mạnh.
5. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Về thân thể.
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác.
- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. 
Về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.
6. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: 
Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
7. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Không được chiếm đoạt, không được tự ý mở thư tín, điện tín; Không được nghe trộm điện thoại của người khác.
- Việc bóc, mở, kiểm soát thư tín điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật.
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
I. Lý thuyết
Câu 1: Nêu nội dung các nhóm quyền trong công ước LHQ về quyền trẻ em?
Câu 2: Hãy mô tả hình dạng, màu sắc của các loại biển báo và ý nghĩa của từng loại biển báo đó? Hãy nêu những quy định của pháp luật dành cho người đi bộ?
Câu 3: Theo em, tai nạn giao thông ngày càng tăng là do những nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
Câu 4: Thế nào là công dân? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 
Câu 5: Ý nghĩa của việc học tập? Bản thân em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập đó như thế nào? Để trở thành người công dân có ích cho đất nước, em cần rèn luyện như thế nào?
Câu 6: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân?
II. Cho các tình huống sau 
Câu 7: Mai là học sinh lớp 6, vì kinh tế gia đình khó khăn nên cứ đến hè là Mai xin mẹ lên giúp việc nhà cho một người cô họ hàng xa để kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ trang trải việc học hành trong năm học tới. Thấy Mai chăm chỉ, ngoan ngoan nên cả gia đình cô Lành đều yêu quý và đối xử rất tốt với Mai. Khi sắp hết hè, cô Lành đã gạ gẫm Mai bỏ học ở lại làm việc nhà giúp cô, cô sẽ trả thêm tiền và sau này lo việc cho Mai. Tuy nhiên, Mai vẫn quyết định về quê để tiếp tục đi học
a. Em thấy việc làm của cô Lành có đúng không? Vì sao?
b. Em có nhận xét gì về quyết định của bạn Mai? Qua tình huống trên, em học tập được điều gì ở Mai? 
Câu 8: Tan học về, Hùng muốn trổ tài với các bạn, cậu điều khiển xe đạp buông cả hai tay. Thấy một số bạn cổ vũ, Hùng càng phấn khởi, cho xe đi lạng lách, đánh võng. Không ngờ trong lúc đang cao hứng, xe của Hùng va phải quang gánh của một người gánh hàng rong đang đi bộ dưới lòng đường, cả hai bị ngã, xe đạp và gánh hàng đổ ra đường. Hùng và người bán hàng rong đổ lỗi cho nhau.
 Theo em, trong trường hợp này ai là người có lỗi và đó là những lỗi gì?
Câu 9: Nghi ngờ An giấu cặp mình, Dũng đã đón đường đánh An.
a. Theo em, hành vi của Dũng đã vi phạm vào quyền gì của công dân? 
b. Trong tình huống này, An có thể có những cách ứng xử nào? 
c. Những cách nào là tốt nhất để bảo vệ quyền của mình?
Câu 10. Em sẽ xử lí như thế nào đối với các tình huống sau đây để không vi phạm pháp luật bất khả xâm phạm về chỗ ở?
a. Lỡ đá banh vào nhà hàng xóm mà chủ nhà đi vắng.
b. Phát hiện kẻ trộm leo tường vào nhà hàng xóm.
c. Phát hiện nhà hàng xóm bị cháy trong nhà chỉ có 2 đứa trẻ.
d. Bố mẹ đi vắng có người lạ đến nói là quen với bố mẹ xin vào nhà đợi.
Chúc các em ôn tập và thi đạt kết quả cao!

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_ho.doc