Đề cương ôn tập đầu kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Vũ Hữu
PHẦN I: VĂN BẢN
1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao
lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những
cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của
những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy
rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái
áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi
đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm
ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng
dũng.”
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Nhân vật được miêu tả theo trình tự nào?
c) Tìm bốn từ láy có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của các từ láy đó trong việc
miêu tả nhân vật.
d) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Hai
cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm
việc.”
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần
mặc áo gi – lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt ngủn có một mẩu
và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì
ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết
đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.”
(Trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Ngữ văn 6, tập 2)
a) Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào? Nêu tác giả và
thể loại của tác phẩm đó?
b) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
c) Trong câu văn: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã
nghiện thuốc phiện.” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ rõ và nêu tác
dụng của biện pháp tu từ đó.
d) Theo em, nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên là ai? Nêu nhận xét của em về nhân vật
“tôi” trong đoạn trích trên.
1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao
lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những
cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của
những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy
rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái
áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi
đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm
ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng
dũng.”
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Nhân vật được miêu tả theo trình tự nào?
c) Tìm bốn từ láy có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của các từ láy đó trong việc
miêu tả nhân vật.
d) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Hai
cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm
việc.”
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần
mặc áo gi – lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt ngủn có một mẩu
và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì
ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết
đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.”
(Trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Ngữ văn 6, tập 2)
a) Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào? Nêu tác giả và
thể loại của tác phẩm đó?
b) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
c) Trong câu văn: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã
nghiện thuốc phiện.” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ rõ và nêu tác
dụng của biện pháp tu từ đó.
d) Theo em, nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên là ai? Nêu nhận xét của em về nhân vật
“tôi” trong đoạn trích trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập đầu kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Vũ Hữu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập đầu kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Vũ Hữu
GV: Phạm Thị Thùy Tiên – Trường THCS Vũ Hữu – Bình Giang – Hải Dương 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 – ĐẦU KÌ II PHẦN I: VĂN BẢN 1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.” a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b) Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Nhân vật được miêu tả theo trình tự nào? c) Tìm bốn từ láy có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của các từ láy đó trong việc miêu tả nhân vật. d) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi – lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt ngủn có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.” (Trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Ngữ văn 6, tập 2) a) Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào? Nêu tác giả và thể loại của tác phẩm đó? b) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? c) Trong câu văn: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. d) Theo em, nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên là ai? Nêu nhận xét của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên. 2. Văn bản “Sông nước Cà Mau” Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. GV: Phạm Thị Thùy Tiên – Trường THCS Vũ Hữu – Bình Giang – Hải Dương 2 Thuyền xuôi giữa con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp thành từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,.. lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính là gì? b) Trong câu văn: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào cùng miêu tả hoạt động của con thuyền? c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên. d) Dựa vào nội dung đoạn văn kết hợp với những hiểu biết về văn bản, hãy nêu cảm nghĩ của em về vùng đất này bằng một đoạn văn từ 5 – 7 câu. Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ được sản xuất lọai than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng – sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa Kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã (Trích “Sông nước Cà Mau, Ngữ văn 6, tập 2) a) Văn bản “Sông nước Cà Mau” được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. c) Sự trù phú của Năm Căn được thể hiện qua các yếu tố nào? d) Tìm các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn trên. PHẦN II: TIẾNG VIỆT Câu 1: Tìm phó từ trong các câu sau và cho biết những phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công nhưng vẫn chưa thấy người nào thật lỗi lạc. b) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. c) Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào... Anh phải sợ. Câu 2: 1) Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp? 2) Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn sau và cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào? a) Chị cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, gương cánh lên như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi: (...). GV: Phạm Thị Thùy Tiên – Trường THCS Vũ Hữu – Bình Giang – Hải Dương 3 b) Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt... Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh khi miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong các trường hợp sau và cho biết chúng thuộc kiểu ẩn dụ, hoán dụ nào? a) Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về. b) Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? c) Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng. d) Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo xèo mặt nước buổi đò đông. e) Đứng lên, thân cỏ, thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn. f) Một tiếng chim kêu sáng cả rừng. g) Lại gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Đề 1: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết một bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó. Gợi ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu cảnh lũ lụt (được chứng kiến, được xem qua truyền hình, gây thiệt hại nặng nề...) 2. Thân bài: - Đoạn 1: khái quát qua về lũ lụt - Đoạn 2: trước khi lũ đến (thời tiết, cây cối, nhà cửa, hoạt động con người...) - Đoạn 3: tả chi tiết cảnh lũ lụt xảy ra (mưa lớn, trời sầm, gió bão, con người làm gì khi lũ đến....) - Đoạn 4: sau trận lũ (hậu quả) (thiệt hại người và của...) 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em. Đề 2: Tả cơn mưa rào vào mùa hạ Gợi ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu cơn mưa rào (thời tiết oi bức mong muốn có một cơn mưa để xua tan đi nắng nóng mùa hè....) 2. Thân bài: - Đoạn 1: khung cảnh trước cơn mưa (thời tiết oi bức, người mệt mỏi, cây cối khô héo, không sức sống...) GV: Phạm Thị Thùy Tiên – Trường THCS Vũ Hữu – Bình Giang – Hải Dương 4 - Đoạn 2: lúc sắp mưa (mây đen kéo về, gió thổi mạnh, thời tiết bỗng chốc thay đổi, cây cối ngả nghiêng...) - Đoạn 3: khi mưa rào xuống (cảnh vật: hạt mưa thi nhau rơi, cây cối được tắm mình, chim chóc hát ca,..; con người: trẻ con nô đùa, người trú mưa,...) - Đoạn 4: sau cơn mưa rào (mọi vật mang sức sống mới, bầu trời quang đãng...) 3. Kết bài: suy nghĩ của em về cơn mưa rào mùa hạ. Đề 3: Tả dòng sông quê hương em Gợi ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu về dòng sông quê hương em (gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ, là người mẹ hiền hòa bao bọc làng quê...) 2. Thân bài: tả dòng sông - Đoạn 1: tả bao quát (từ xa dòng sông như một dải lụa mềm mại, mặt sông rộng mênh mông, bên kia bờ là làng bên...) - Đoạn 2: dòng sông vào buổi sớm bình minh (mặt trời lên sông lấp lánh, màu xanh ngọc bích, cảnh vật hai bên bờ, thuyền tấp nập trên sông...) - Đoạn 3: dòng sông vào buổi trưa (dòng sông thay áo, trẻ con ra tắm sông...) - Đoạn 4: dòng sông khi chiều muộn (mặt trời đỏ ối chiếu xuống sông, sông êm ả tĩnh lặng, con người ra bờ sông hóng mát, trẻ con nô đùa..) - Đoạn 5: kỉ niệm sâu sắc với dòng sông (tắm sông cùng các bạn, chèo thuyền trên sông, lội sông mò cua bắt tép,...) 3. Kết bài: - Em rất yêu dòng sông quê em. - Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người. Lưu ý: - Bài làm phải hoàn thành trước khi đi học trở lại - Làm vào vở buổi chiều.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_dau_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_truong_thcs_vu_h.pdf