Đề bài ôn tập Toán, Tiếng Việt Lớp 5

Bài 1:

Đặt tính rồi tính:

a) 83,56 + 92,38 

    59,66 + 25,8 

b) 384,5 + 72,96 

    482 + 37,99.

Bài 2:

Tính tổng:

a) Với đơn vị đo là ki-lô-mét:

      3,6km + 2075m + 872m.

b) Với đơn vị đo là tấn:

     tấn + 2780kg + 10,34 tạ.

c) Với đơn vị đo là héc-ta:

     2,05km2 + 30,6ha + 65000m2

Bài 3:

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

51,8 + 3,9 + 4,2;

8,75 + 4,65 + 2,25;

(5,26 + 9,85)+ (1,15 +4,74);

(4,91 + 12,57) + (5,09 + 7,43).

Bài 4:

Một cửa hàng ngày đầu bán được 44,6kg gạo; ngày thứ hai bán được 53,5kg gạo; ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai 10,4kg gạo. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Bài 5:

Tính:

a) Với đơn vị là mét

15,7m – 8,326m + 14,6cm + 80mm.

b) Với đơn vị là ki-lô-gam:

25,7kg – 3675g – 7,139kg – 886g.

 

doc 5 trang Huy Khiêm 23/09/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề bài ôn tập Toán, Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề bài ôn tập Toán, Tiếng Việt Lớp 5

Đề bài ôn tập Toán, Tiếng Việt Lớp 5
ĐỀ BÀI ÔN TẬP TOÁN , TIẾNG VIỆT LỚP 5
I.Môn: Toán
Bài 1:
Đặt tính rồi tính:
a) 83,56 + 92,38 
 59,66 + 25,8 
b) 384,5 + 72,96 
 482 + 37,99.
Bài 2:
Tính tổng:
a) Với đơn vị đo là ki-lô-mét:
 3,6km + 2075m + 872m.
b) Với đơn vị đo là tấn:
 tấn + 2780kg + 10,34 tạ.
c) Với đơn vị đo là héc-ta:
 2,05km2 + 30,6ha + 65000m2
Bài 3:
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
51,8 + 3,9 + 4,2;
8,75 + 4,65 + 2,25;
(5,26 + 9,85)+ (1,15 +4,74);
(4,91 + 12,57) + (5,09 + 7,43).
Bài 4:
Một cửa hàng ngày đầu bán được 44,6kg gạo; ngày thứ hai bán được 53,5kg gạo; ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai 10,4kg gạo. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài 5:
Tính:
a) Với đơn vị là mét
15,7m – 8,326m + 14,6cm + 80mm.
b) Với đơn vị là ki-lô-gam:
25,7kg – 3675g – 7,139kg – 886g.
Bài 6*:
Mua 0,5kg nho và 1 kg táo phải trả 60 000 đồng. Mua 1 kg nho và 5kg táo phải trả 72 000 đồng. Tính giá tiền mua 1 kg nho, giá tiền mua 1 kg táo.
Bài 7*:
Có bốn bạn Hoa, Mai, Lan, Phượng. Các bạn Hoa, Mai, Lan cân nặng tất cả là 108,6kg. Các bạn Mai, Lan, Phượng cân nặng tất cả là 105,4kg. Các bạn Hoa, Lan, Phượng cân nặng tất cả là 107,7kg. Các bạn Hoa, Mai, Phượng cân nặng tất cả là 110,3kg. Hỏi mỗi bạn cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 8:
Đặt tính rồi tính:
a) 2,35 x 7
32,8 x 16
b) 12,7 x 4,5
0,49 x 2,6
Bài 9:
Tính nhẩm:
a) 3,45 x 10
2,17 x 100
5,38 x 1000
b) 34,5 x 0,1
21,7 x 0,01
53,8 x 0,001
Bài 10:
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 5,67 x 2,5 x 0,4
0,25 x 0,68 x 40
b) 1,47 x 3,6 + 1,47 x 6,4
25,8 x 1,02 – 25,8 x 1,01
Bài 11:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 12,5, chiều rộng kém chiều dài 2,3m. Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó.
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
35 : 4
45 : 12
70 : 37.
b) 36 : 3,2
9 : 12,5
23 : 2,4.
Bài 12:
Tính rồi so sánh kết quả tính:
a) 2,3 x 0,4 và 2,3 x 10 : 25
b) 3,4 x 1,25 và 3,4 x 10 : 8
c) 4,7 x 2 5 và 4,7 x 10: 4
d) 12 : 0,5 và 12 x 2
e) 15 : 0,2 và 15 x 5
g) 13 : 0,25 và 13 x 4.
Bài 13:
Một xe máy trong 2 giờ đầu, mỗi giờ chạy 35km; trong 3 giờ sau, mỗi giờ chạy 32km. Hỏi trung bình mỗi giờ xe máy chạy bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 14: Một người nuôi ong thu hoạch được 40l mật ong. Người đó muốn đổ số mật ong đó vào các chai, mỗi chai chứa 0,721 mật ong. Hỏi cần có ít nhất bao nhiêu vỏ chai để chứa hết số mật ong đó?
II. Môn: Tiếng Việt
1. a) Dùng dấu gạch chéo (/) để phân cách từ trong đoạn thơ sau:
	Việt Nam đất nước ta ơi
	Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
	Cánh cò bay lả rập rờn
	Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
 b) Viết một đoạn văn ngắn ( 7, 8 câu ) nói lên cảm nhận của em về những hình ảnh đẹp mà đoạn thơ trên gợi ra cho em.
2. a) Xác định TN – CN – VN trong mỗi câu dưới đây:
 Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội , đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.
 b) Tìm DT - ĐT – TT có trong đoạn văn trên.
3. Tìm từ đồng nghĩa với từ “ nhanh” thuộc 2 loại:
 - cùng có tiếng “ nhanh”
 - không có tiếng “ nhanh”
4. Tìm câu trả lời cho bài hát đố:
 	Trăm thứ dầu, dầu gì không ai thắp?
	Trăm thứ bắp, bắp gì không ai rang?
	Trăm thứ than, than gì không ai quạt?
	Trăm thứ bạc, bạc gì chẳng ai mua?
5, Tìm những thành ngữ, tục ngữ nói về cách nói năng của con người	
6. Từ " thật thà " trong câu dưới đây là DT, ĐT hay TT? Hãy chỉ rõ từ " thật thà " là bộ phận gì trong câu :
 a, Chị Dung rất thật thà.
®	
 b, Tính thật thà của chị Dung khiến ai cũng mến.
®	
 c, Chị Dung ăn nói thật thà, dễ nghe.
®	
d, Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Dung.
®	
7. Xác định TN - CN - VN trong mỗi câu sau :
 a, Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.
8. Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn thơ sau :
	Bầy ong rong ruổi trăm miền
	 Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa
	Nối rừng hoang với biển xa
	 Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
9. Gạch chân các quan hệ từ có trong đoạn văn sau :
 Nam Phi là một nước nổi tiếng nhiều vàng, kim cương nhưng cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc ở đây được toàn thế giới biết đến với tên gọi a-pác-thai.
10. Xác định CN - VN trong mỗi câu sau và xác định xem câu đó thuộc kiểu câu nào : Ai làm gì? Ai thế nào ? Ai là gì?
 1. Đó là một buổi sáng đầu xuân. 2.Trời đẹp. 3. Gió nhẹ và hơi lạnh. 4.ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.
Câu 1 kiểu câu:	
Câu 2 kiểu câu:	
Câu 3 kiểu câu:	
Câu 4 kiểu câu:	
11. a)Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm anh em trong gia đình. 
 b)Đặt câu với 1 trong số các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được:
12. Tìm câu ghép trong đoạn văn sau và xác định cách nối các vế của câu ghép đó, dùng 1 gạch chéo ( / ) để phân định CN, VN; gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dưới VN.
 " Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy :
 - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt ngón chân để phân biệt.
 Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho. "
13. Xác định CN, VN và cách nối các vế câu trong những câu ghép sau :
 a ) Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ.
 b ) Ai làm, người nấy chịu.
 c ) Ông tôi đã già nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn.
 d ) Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái và chim chóc hót vang trên những lùm cây to.
14. Viết phần thân bài cho đề bài : Tả hình dáng và tính tình một người mà em yêu quý.
__________________________________________________

File đính kèm:

  • docde_bai_on_tap_toan_tieng_viet_lop_5.doc