Chuyên đề dạy học toán cho học sinh chậm tiến Lớp 4, 5 - Trường Tiểu học Trương Văn An

I. Lý do chọn chuyên đề:
Dạy học không chỉ dạy kiến thức mà còn là giáo dục một con người phát triển
toàn diện đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại. Bản thân người giáo viên phải định
hướng cho mình những công việc, điều kiện cụ thể cần và đủ để thực hiện tốt công
tác giảng dạy, thành công trong nhiệm vụ được giao. Một trong những thành công là
giúp đỡ học sinh chậm tiến đạt chuẩn kiến thức kỹ năng.
II. Thực trạng:
1. Học sinh
- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học
tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn
kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
- Học sinh đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai. (Đây là khuyết điểm lớn
nhất của HS)
- Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ,
nhân, chia), không có khả năng vận dụng kiến thức.
2. Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối
tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức
trọng tâm.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn
hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của ĐDDH.
- Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn
mang tính hình thức.
- Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm
dối tượng còn hạn chế.
- Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay
sáng tạo dù là rất nhỏ.
- Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS có
năng lực vượt trội và coi đây là chất lượng chung của lớp

pdf 5 trang Huy Khiêm 13/05/2023 5960
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề dạy học toán cho học sinh chậm tiến Lớp 4, 5 - Trường Tiểu học Trương Văn An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề dạy học toán cho học sinh chậm tiến Lớp 4, 5 - Trường Tiểu học Trương Văn An

Chuyên đề dạy học toán cho học sinh chậm tiến Lớp 4, 5 - Trường Tiểu học Trương Văn An
PHÒNG GD& ĐT HỒNG DÂN
 TRƯỜNG TH TRƯƠNG VĂN AN
CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH CHẬM TIẾN – LỚP 4, 5
I. Lý do chọn chuyên đề:
Dạy học không chỉ dạy kiến thức mà còn là giáo dục một con người phát triển
toàn diện đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại. Bản thân người giáo viên phải định
hướng cho mình những công việc, điều kiện cụ thể cần và đủ để thực hiện tốt công
tác giảng dạy, thành công trong nhiệm vụ được giao. Một trong những thành công là
giúp đỡ học sinh chậm tiến đạt chuẩn kiến thức kỹ năng.
II. Thực trạng:
1. Học sinh
- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học
tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn
kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
- Học sinh đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai. (Đây là khuyết điểm lớn
nhất của HS)
- Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ,
nhân, chia), không có khả năng vận dụng kiến thức.
2. Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối
tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức
trọng tâm.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn
hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của ĐDDH.
- Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn
mang tính hình thức.
- Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm
dối tượng còn hạn chế.
- Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay
sáng tạo dù là rất nhỏ.
- Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS có
năng lực vượt trội và coi đây là chất lượng chung của lớp.
3. Phụ huynh
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình
học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô.
III. Mục tiêu dạy học Toán 4,5:
- Hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn giản, có nhiều ứng dụng trong đời sống
về số học, các số tự nhiên, phân số, các số thập phân, một số đặc điểm của tập hợp
số tự nhiên, số thập phân.
- Có những hiểu biết ban đầu, thiết thực về các đại lượng cơ bản như: Độ dài,
khối lượng, thời gian, diện tích, thể tích, dung tích, một số đơn vị đo thông dụng
nhất của chúng. Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo lường, biết ước lượng các
số đo đơn giản.
- Rèn để nắm chắc các kỷ năng thực hành tính nhẩm, tính viết về 4 phép tính
với các số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo các đại lượng,.
- Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số các hình hình học thường
gặp. Biết tính chu vi, diện tích, thể tích của một số hình. Biết sử dụng các dụng cụ
đơn giản để đo và vẽ hình.
- Có những hiểu biết ban đầu, sơ giản về dùng chữ thay số, về biểu thức toán
học và giá trị biểu thức toán học, tìm thành phần chưa biết
- Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn. Nắm chắc, thực hiện
đúng quy trình giải toán. Bước đầu biết giải bài toán bằng các cách khác nhau. Một
số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ (bằng cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”).Các bài
toán về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm giá trị tỉ số phần trăm
của một số cho trước, tìm một số biết giá trị tỉ số phần trăm của số đó.Các bài toán
có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học. Các bài toán về chuyển động
đều.
* Thông qua các hoạt động dạy – học toán để phát triển một số khả năng trí
tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: So sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng
hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa, lập luận có căn cứ, bước đầu làm quen với chứng
minh đơn giản.
* Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm
tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó, cẩn thận, kiên trì, tự
tin.
* Môn toán lớp 4,5 được giảng dạy 5 tiết/ tuần. Cả năm học có 175 tiết, trong
đó có 4 tiết kiểm tra: Giữa HKI , cuối HKI , giữa HKII, cuối HKII.
IV. Một số phương pháp dạy học Toán ở tiểu học.
1. Phương pháp trực quan:
Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học toán ở tiểu học nghĩa là giáo
viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng sự vật cụ
thể (hình vẽ, đồ vật, hiện tượng thực tế xung quanh ,)
để từ đó nắm được kiến thức kỹ năng môn toán .
Nếu không chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện và đồ dùng trực quan
từ dạng cụ thể sang dạng trừu tượng hơn để phù hợp với trình độ nhận thức của học
sinh thì sẽ hạn chế sự phát triển trí tuệ và khả năng tư duy của học sinh .
Đặc biệt lưu ý là trong quá trình hình thành tri thức hoặc khái niệm mới, nếu
việc tổ chức cho học sinh hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng trực quan theo
một tiến trình không phù hợp với quá tình nhận thức và tư duy của học sinh thì vô
tình người giáo viên có thể dẫn học sinh đến những nhận thức không đúng hoặc khó
tiếp thu các tri thức đó
2. Phương pháp vấn đáp:
Phương pháp vấn đáp là phương pháp, trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi
để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và cả GV, qua đó HS lĩnh hội đuợc nội
dung bài học.
- Giáo viên cần chuẩn bị thật tốt hệ thống câu hỏi. Các câu hỏi có liên quan chặt
chẽ với nhau, câu hỏi trước là tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tục và phát
triển kết quả của câu hỏi trước. Mỗi câu hỏi là một cái “nút” của từng bộ phận mà HS
cần lần lượt tháo gỡ thì mới được kết quả cuối cùng.
- Để tăng thêm hiệu quả của việc sử dụng phương pháp vấn đáp, GV cần tổ chức
đối thoại theo nhiều chiều: GV" HS, HS"HS; và HS"GV.
3. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề:
 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy
học trong đó giáo viên là người ra các tình huống sư phạm có vấn đề và tổ chức cho
học sinh hoạt động khám phá, phát hiện và tìm cách giải quyết vấn đề trên cơ sở
những kiến thức và những kinh nghiệm đã biết.“Vấn đề” được chứa trong “ tình
huống” mà học sinh mong muốn được giải quyết. Nhưng để giải quyết phải vượt qua
những khó khăn bằng sự cố gắng tự lực của bản thân một cách tự giác và hi vọng sẽ
giải quyết được vấn đề đó.
Quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể mô tả như sau :
 Trong dạy học phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, giáo viên là người tạo ra
tình huống có vấn đề, tổ chức, triển khai tình huống, gợi cho học sinh hướng đi, giúp
học sinh thực hiện phương pháp để đạt mục đích học tập đã đặt ra. Học sinh là người
tìm cách học, biết cách huy động kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm đã có bằng nỗ
lực của chính mình, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức và sắp
xếp nó vào hệ thống kiến thức hiện có.
 Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một định hướng xuyên suốt quá
trình dạy học toán ở tiểu học. Do đặc điểm và nhận thức của học sinh tiểu học trong
học tập Toán vấn đề được hướng tới thường đơn giản, việc phát hiện giải quyết vấn
đề dựa vào trực quan không cần một quá trình suy luận dài
Đặc trưng của nghề dạy học được xác định không phải bằng hoạt động dạy mà
là hoạt động học của người học. Giáo viên là người tạo điều kiện thuận lợi cho việc
học của học sinh, giúp học sinh phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh
tri thức. Vì vậy năng lực của người dạy học là năng lực của người tạo tình huống có
vấn đề.
4. Dạy học theo nhóm tương tác:
Dạy học theo nhóm tương tác là một hình thức dạy học mà người giáo viên
chia lớp ra thành những nhóm nhỏ để thảo luận, bàn bạc những vấn đề được giáo
viên đưa ra và mọi thành viên trong nhóm điều có hoạt động tương tác với nhau và
các nhóm tương tác với nhau nhằm đạt được mục tiêu học tập.
Hoạt động nhóm là một hoạt động tích cực đem lại cho học sinh cơ hội được
sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện. Qua hoạt
động nhóm cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình,
nhờ vậy mà các em mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy.
Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và pháp triển kĩ năng làm việc, kĩ
năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò, trách
nhiệm tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các
Tình huống
có vấn đề
Phát hiện
vấn đề. Tìm
hiểu vấn đề
Định hướng
giải quyết
vấn đề. Giải
quyết vấn đề
Phân tích
vấn đề, mở
rộng vấn đề
em có thể cùng làm việc những công việc mà một mình các em không thể tự làm
được trong một thời gian nhất định. Hình thức hoạt động theo nhóm góp phần hình
thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí
đoàn kết, giúp đỡ tin tưởng nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Trong dạy
học theo nhóm giúp các em nhút nhát, khả năng diễn đạt hạn chế có điều kiện rèn
luyện học tập, từ đó tự khẳng định bản thân trong sự hấp dẫn của hoạt động nhóm.
Khi dạy học theo nhóm giáo viên có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo
của học sinh trong học tập.
V. Qui trình dạy học môn Toán:
A. Kiểu bài Dạy kiến thức mới:
1 Ổn định: Tùy vào cách sắp xếp của GV.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra kiến thức tiết học trước hoặc kiến thức có liên quan tới tiết học này.
- GV có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức: làm bài trên bảng lớp, bảng con, kiểm tra
vở HS, nhắc lại công thức, quy tắc cần ứng dụng.
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài :
b. Giảng bài
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức:
Bước 1: GV tạo tình huống có vấn đề.
Bước 2: GV tổ chức cho học sinh phát hiện và tìm hiểu vấn đề ( thảo luận cặp đôi)
- Học sinh tự đặt câu hỏi (thắc mắc) và tự trả lời. GV hướng dẫn gợi ý ( nếu cần )
- HS – GV chốt lại: Vấn đề được đặt ra là gì ?
Bước 3: Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề
- Học sinh phân tích vấn đề ; ( Khuyến khích học sinh tự đặt câu hỏi)
- Học sinh đề xuất hướng giải quyết và thực hiện.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh phân tích vấn đề và mở rộng vấn đề.
- Hướng dẫn học sinh phân tích kết quả
- Mở rộng vấn đề
- Giáo viên chính xác hoá công thức, quy tắc cần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Thực hành.
- GV hướng dẫn – HS thực hiện các bài tập trong tiết học.
Bước 1: Đọc yêu cầu BT. Xác định yêu cầu BT.(các số liệu, yêu cầu cần giải
quyết)
Bước 2: Tìm phương pháp giải BT. ( cần vận dụng phép tính nào, đặt lời giải để đáp
ứng mục tiêu yêu cầu cần đạt)
Bước 3: Thực hành giải BT ( làm bảng nhóm, bảng con, làm vào vở)
Bước 4: Chốt kết quả đúng. ( HS – GV )
4. Củng cố, dặn dò
- GV gọi HS nhắc lại kiến thức đã học, kiến thức cần ghi nhớ.
- Liên hệ giáo dục ( cách vận dụng kiến thức, những vấn đề cần ghi nhớ)
- Dặn HS: Ghi nhớ bài học, hoàn thành các BT chưa làm xong ở lớp, chuẩn bị tiết
học sau.
B. Kiểu bài Luyện tập – thực hành:
1 Ổn định: Tùy vào cách sắp xếp của GV.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra kiến thức tiết học trước hoặc kiến thức có liên quan tới tiết học này.
- GV có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức: làm bài trên bảng lớp, bảng con, kiểm tra
vở HS, nhắc lại công thức, quy tắc cần ứng dụng.
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài :
b. Giảng bài
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức:
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc, công thức có liên quan đến nội dung tiết học
hoặc có liên quan đến từng bài tập thực hành trong tiết học.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV hướng dẫn – HS thực hiện các bài tập trong tiết học.
Bước 1: Đọc yêu cầu BT. Xác định yêu cầu BT.( các số liệu, yêu cầu cần giải
quyết)
Bước 2: Tìm phương pháp giải BT. ( cần vận dụng phép tính nào, đặt lời giải để đáp
ứng mục tiêu yêu cầu cần đạt)
Bước 3: Thực hành giải BT ( làm bảng nhóm, bảng con, làm vào vở)
Bước 4: Chốt kết quả đúng. ( HS – GV )
4. Củng cố, dặn dò
- GV gọi HS nhắc lại kiến thức đã học, kiến thức cần ghi nhớ.
- Liên hệ giáo dục ( cách vận dụng kiến thức, những vấn đề cần ghi nhớ)
- Dặn HS: Ghi nhớ bài học, hoàn thành các BT chưa làm xong ở lớp, chuẩn bị tiết
học sau.
* Để thực hiện tốt Thông Tư 22 về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh
được giáo viên thực hiện thường xuyên trong các buổi học với nhiều hình thức:
Nhận xét bằng lời, nhận xét vào vở học sinh khi có điều kiện thích hợp.
* Cần để HS – PHHS hiểu lời nhận xét của thầy cô (nếu ghi vào vở) để HS
phát huy được ưu điểm và sửa chữa những hạn chế.
Trên đây là chuyên đề: “Dạy học toán cho học sinh chậm tiến”. Rất mong
được sự đóng góp của đồng nghiệp, quý lãnh đạo để công tác giáo dục của đơn vị
đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn.
 Ninh Quới A, ngày 20 / 10 / 2020
 Duyệt của BGH người viết
 QUÁCH NGỌC CHI

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_day_hoc_toan_cho_hoc_sinh_cham_tien_lop_4_5_truong.pdf