Bộ đề Toán, Tiếng Việt dành cho học sinh giỏi Lớp 5

ĐỀ 2

Câu 1 (3 điểm)

 a) Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ trong  câu sau:

   Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

 b) Đặt một câu trong đó có chủ ngữ là tính từ.

Câu 2 (2 điểm):  Xác định rõ hai kiểu từ ghép (từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong số các từ sau:  Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá.

Câu 3 (3 điểm): Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau: 

  1. Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.
  2. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
  3. Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.

Câu 4 (2 điểm). Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : trẻ con, trẻ em, trẻ măng, trẻ trung.

  1. Chăm sóc bà mẹ và…
  2. Một kĩ sư…, vừa rời ghế nhà trường.
  3. Tính tình còn…quá.
  4. Năm mươi tuổi, chứ còn…gì.

Câu 5 (4 điểm). Nói về nhân vật chị Sứ (người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ), trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức có đoạn viết:

     Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này,nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa…

   Đọc đoạn văn trên, em hiểu được vì sao chị Sứ rất yêu quí và gắn bó với quê hương?

Câu 6 (6 điểm). Một hôm em ra vườn sớm và tình cờ nghe dược cuộc chuyện trò của cây non bị bẻ gãy ngọn không được chăm sóc với một chú sẻ nhỏ. Hãy tưởng tượng và ghi lại cuộc đối thoại đó. 

 

docx 10 trang Huy Khiêm 21/09/2023 2980
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề Toán, Tiếng Việt dành cho học sinh giỏi Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề Toán, Tiếng Việt dành cho học sinh giỏi Lớp 5

Bộ đề Toán, Tiếng Việt dành cho học sinh giỏi Lớp 5
MÔN TIẾNG VIỆT
Đề 1
Câu 1: Cho câu “ Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”, hãy:
 a) Xác định các danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ.
 +..........................................................................................................
 +..........................................................................................................
 +..........................................................................................................
 +..........................................................................................................
 b) Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy.
 +..........................................................................................................
 +..........................................................................................................
 +..........................................................................................................
Câu 2: Tìm các từ sắc đồng âm và nhiều nghĩa trong các câu sau : 
 a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. 
 b) Con dao này rất sắc. 
 c) Mẹ đang sắc thuốc cho bà. 
 d) Trong vườn, muôn hoa đang khoe sắc.
 + Các từ đồng âm ...
 +Các từ nhiều nghĩa ...
Câu 3: Hai câu “ Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “ bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư”, liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó?
 + Bằng cách..............................................................................................
 + Đó là từ................................................................................................
Câu 4: a) Hãy xác định vế câu,chủ ngữ và vị ngữ của từng vế trong câu ghép “Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang 
.........................................................................................................................
của mình”	
................................................................................................................
 b) Các vế trong câu ghép trên được nối với nhau bằng cách
 Từ ngữ cho biết điều đó là từ...
Câu 5: Kết thúc bài thơ Cửa sông, nhà thơ Quang Huy có viết:
 “ Dù giáp mặt cùng biển rộng 
 Cửa sông chẳng dứt cội nguồn 
 Lá xanh mỗi lần trôi xuống
 Bỗng... nhớ một vùng núi non...”
 Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong khổ thơ trên? Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp tác giả nói lên điều gì về “ tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
Câu 6: Hãy viết về người bố kính yêu của em.
ĐỀ 2
Câu 1 (3 điểm)
 a) Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:
 Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
 b) Đặt một câu trong đó có chủ ngữ là tính từ.
Câu 2 (2 điểm): Xác định rõ hai kiểu từ ghép (từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong số các từ sau: Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá.
Câu 3 (3 điểm): Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau: 
Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.
Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
Câu 4 (2 điểm). Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : trẻ con, trẻ em, trẻ măng, trẻ trung.
Chăm sóc bà mẹ và
Một kĩ sư, vừa rời ghế nhà trường.
Tính tình cònquá.
Năm mươi tuổi, chứ còngì.
Câu 5 (4 điểm). Nói về nhân vật chị Sứ (người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ), trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức có đoạn viết:
 Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này,nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa
 Đọc đoạn văn trên, em hiểu được vì sao chị Sứ rất yêu quí và gắn bó với quê hương?
Câu 6 (6 điểm). Một hôm em ra vườn sớm và tình cờ nghe dược cuộc chuyện trò của cây non bị bẻ gãy ngọn không được chăm sóc với một chú sẻ nhỏ. Hãy tưởng tượng và ghi lại cuộc đối thoại đó. 
ĐỀ 3
Câu 1 (2 điểm) Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
 Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi. ( Tố Hữu)
Việt Nam đất nước ta ơi ! 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn . ( Nguyễn Đình Thi)
Đây suối Lê - nin , kia núi Mác
 Hai tay xây dựng một sơn hà. ( Hồ Chí Minh)
Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió 
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. ( Hồ Chí Minh)
Câu 2 (3 điểm). Với mỗi nghĩa dưới đây của từ xuân, em hãy đặt một câu :
Mùa đầu của một năm , từ tháng riêng đến tháng ba (xuân là danh từ).
Chỉ tuổi trẻ , sức trẻ (xuân là tính từ).
Chỉ một năm (xuân là danh từ) .
Câu 3 (2 điểm): Tìm nghĩa của từ bụng trong từng trường hợp sử dụng dưới đây, rồi phân các nghĩa khác nhau của từ này thành hai loại, nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
Bụng no ; bụng đói ; đau bụng ; mừng thầm trong bụng ; bụng bảo dạ ; ăn no chắc bụng ; sống để bụng , chết mang đi ; có gì nói ngay không để bụng ; suy bụng ta ra bụng người ; tốt bụng ; xấu bụng ; miệng nam mô, bụng bồ dao găm; thắt lưng buộc bụng ; bụng đói đầu gối phải bò ; bụng mang dạ chữa ; mở cờ trong bụng ; một bồ chữ trong bụng.
Câu 4 (3 điểm). Viết đoạn văn tả cảnh vật mà em yêu thích, trong đó có dùng 2 – 3 từ chỉ màu xanh khác nhau.
Câu 5 (4 điểm): Trong bài "Chiếc xe lu", nhà thơ Trần Nguyên Đào có viết:
Tớ là chiếc xe lu Tớ là phẳng như lụa
Người tớ to lù lù Trời nóng như lửa thiêu
Con đường nào mới đắp Tớ vẫn lăn đều đều
Tớ san bằng tăm tắp Trời lạnh như ướp đá
Con đường nào rải nhựa Tớ càng lăn vội vã
Theo em, qua hình ảnh chiếc xe lu (xe lăn đường), tác giả muốn ca ngợi ai ? Ca ngợi những phẩm chất gì đáng quý ?
Câu 6 (6 điểm). Lần đầu tiên em cắp sách tới trường, đầy bỡ ngỡ và xúc động. Ngôi trường thật lạ, không giống trường mẫu giáo của em. Nơi đây chắc chắn có bao nhiêu điều thú vị đang chờ em khám phá. Hãy tả lại ngôi trường với tâm trạng ngạc nhiên và xúc động của ngày đầu tiên ấy
.
ĐỀ 4
Câu 1 (2 điểm): Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy vào ô trống trong câu sau. Nói rõ vì sao em chọn dấu câu ấy.
 Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. 
Câu2 (3 điểm): Đặt câu :
Câu có một dấu phẩy.
Câu có hai dấu phẩy.
Câu có ba dấu phẩy.
Câu 3 (2 điểm). Các câu dưới đây có chỗ dùng sai từ để nối. Em hãy chữa lại cho đúng:
 Chưa vào đến nhà, thằng Tuấn đã láu táu không ra lời : 
- Đi tắm, đi tắm đi.
- Tắm à ? Tôi thốt lên sung sướng.
- Mau lên, bọn thằng Tân đi hết rồi.
 Vì tôi chợt nhớ ra :
Mẹ tớ không cho tớ đi chơi.
Câu 4 (3 điểm). Đoạn trích dưới đây dùng sai một số dấu câu. Chép lại đoạn trích này, sau khi đã sửa các dấu câu dùng sai.
 Một hôm tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi mãi mê đọc. Đến lúc ngoài phố lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Bỗng tôi dừng lại. Sau bụi cây, tôi nghe tiếng một em bé đang khóc. Bước lại gần, tôi hỏi :
-Này, em làm sao thế !
Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp :
Em không sao cả?
Thế, tại sao khóc ! Em đi về thôi? Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy.
Em không về được ?
Tại sao? Em ốm phải không.
Không phải, em là lính gác ?
Sao lại là lính gác ! Gác gì ! 
Ồ, thế anh không hiểu hay sao.
Câu 5 (4 điểm): Đọc hai khổ thơ trong bài Hương nhãn của tác giả Trần Kim Dũng: 
Ngày ông trồng nhãn
Cháu còn bé thơ
Vâng lời ông dặn
Cháu tưới cháu che.
Nay mùa quả chín
Thơm hương nhãn lồng
Cháu ăn nhãn ngọt
Nhớ ông vun trồng.
Em có nhận xét gì về hình ảnh người cháu qua hai khổ thơ trên.
Câu 6 (6 điểm): Sống trong cảnh cô đơn tủi cực, cô Tấm đã coi cá bống như một người bạn thân. Hằng ngày, cô bớt phần cơm ít ỏi của mình để dành cho cá bống. Em hãy tả niềm vui của cô Tấm cùng cá bống khi gặp nhau và nỗi đau xót của cô Tấm khi mất người bạn thân ấy.
ĐỀ 5
Câu 1 (2 điểm): Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm vào ô trống trong câu sau. Nói rõ vì sao em chọn điền dấu câu ấy.
 Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
Câu 2 (3 điểm): Đặt câu :
Câu có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại.
Câu có hai dấu chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết minh.
Câu 3 (2 điểm).Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong từng đoạn trích sau :
Cuối cùng , Chim Gõ Kiến đến nhà Gà. Bảo Gà Choai đi tìm Mặt Trời, Gà Choai nói : Đến mai bác ạ. Bảo Gà Mái, Gà Mái mới đẻ trứng xong kêu lên: Mệt ! Mệt lắm, mệt lắm !
Đầu năm học, Bắc được bố đưa đến trường. Bố cậu nói với thầy giáo : Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn, vì con tôi tối dạ lắm. Từ đó, có người gọi Bắc là Tối dạ. Bắc không giận và quyết trả lời bằng việc làm. 
Câu 4 (3 điểm): Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu của đoạn trích sau :
 Trường mới xây trên nền ngôi trường lợp lá cũ. Nhìn từ xa những mảng tường vàng ngói đỏ như những ánh hoa lấp ló trong cây. Em bước vào lớp vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng cánh cửa xanh bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa Cả dến chiếc thước kẻ chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Câu 5 (4 điểm): Trong bài Nghệ nhân Bát Tràng, nhà thơ Hồ Minh Hà tả nét bút vẽ của cô gái làm đồ gốm như sau :
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nướcTây Hồ lăn tăn
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.
 Đoạn thơ giúp em cảm nhận được nét bút tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng như thế nào ?
Câu 6 (6 điểm): Em mơ ước lớn lên sẽ chế tạo ra một đồ vật với những tính năng đặc biệt, đem lại nhiều lợi ích cho con người. Hãy tưởng tượng và viết bài văn miêu tả lại đồ vật ấy.
5 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN 
(Thời gian làm bài 120 phỳt)
ĐỀ 1
Bài 1: Tìm x biết: .
Bài 2: Một thùng phi đựng đầy dầu cân nặng 100 kg. Sau khi rút ra số dầu trong thùng thì cả dầu và thùng còn lại cân nặng 71 kg. Hãy tính xem thùng không có dầu cân nặng bao nhiêu kg?
Bài 3: Tìm hai số. Biết tỉ số của hai số là 4 và nếu bớt 79 ở số thứ nhất và thêm 54 vào số thứ hai thì tổng sẽ là 1975.
Bài 4: Có hai nhóm trồng cây. Nếu nhóm một cho nhóm hai 5 cây thì số cây trồng được của hai nhóm bằng nhau. Nếu nhóm hai cho nhóm một 10 cây thì nhóm một trồng được số cây gấp đôi số cây của nhóm hai. Hỏi mỗi nhóm trồng được bao nhiêu cây?
Bài 5: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Nếu chiều rộng thêm 20 m, chiều dài thêm 15 m thì chiều dài gấp rưỡi chiều rộng. Tính diện tích thửa ruộng đó?
ĐỀ 2
Bài 1: Tính nhanh:
 .
Bài 2: Tích sau tận cùng là mấy chữ số giống nhau: 
 20 x 21 x 22 x 23 x  x 48 x 49 x 50.
Bài 3: Tìm số có hai chữ số. Biết tổng hai chữ số của nó nhỏ hơn số đó 6 lần và thêm 25 đơn vị vào tích của hai chữ số đó sẽ được số viết theo thứ tự ngược lại với số đó cho.
Bài 4: Trong một buổi lao động trồng cây, 15 học sinh nam và nữ đó trồng được tất cả 180 cây. Biết số cây do các bạn nam trồng được bằng số cây do các bạn nữ trồng được và mỗi bạn nam trồng đựơc hơn mỗi bạn nữ 5 cây. Tính số học sinh nam và số học sinh nữ tham gia trồng cây? 
Bài 5: Bạn Minh vẽ một hình chữ nhật. Bạn chia hình chữ nhật đó thành bốn hình vuông (như hình vẽ).
Biết tổng chu vi của cả bốn hình vuông đó là: 112 cm.
 Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu.
ĐỀ 3
Bài 1: Cho ba chữ số khác nhau và khác 0:
 a. Có thể lập được bao nhiêu số có ba chữ số khác nhau từ ba chữ số đó?
 b. Biết tổng của tất cả các số vừa lập được ở trên là 3330. Hiệu của số lớn nhất và số nhỏ nhất trong các số đó là 594. Hãy tìm ba chư số đó.
Bài 2: Tìm tất cả các chữ số a và b để phân số là số tự nhiên.
Bài 3: Thương của hai số là 30, số dư là 64. Nếu thêm 179 vào số bị chia nhưng vẫn giữ nguyên số chia thì phép chia vừa chia hết và thương là 33. Tìm số chia và số bị chia trong phép chia đó.
Bài 4: Sau một đợt thi đua đầu năm tổng số điểm đạt được của lớp 5B kộm lớp 5A là 25 điểm. Nếu gấp đôi số điểm của lớp 5A và gấp ba lần số điểm của lớp 5B thì lớp 5B sẽ hơn lớp 5A là 75 điểm. Hỏi trong đợt thi đua đó mỗi lớp đạt được bao nhiêu điểm?
Bài 5: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 10m. Nếu chiều rộng tăng thêm chiều rộng nữa và chiều dài tăng thêm chiều dài thì thửa ruộng trở thành hình vuông.
 a. Tính diện tích thửa ruộng đó.
 b. Người ta chia thửa ruộng đó thành những luống đều nhau, mỗi luống rộng 2m chạy song song với chiều rộng thửa ruộng. Hỏi có bao nhiêu luống?
ĐỀ 4
Bài 1: Cho . Tính các tổng sau: a. 
 b. 
Bài 2: Một tổ có 8 học sinh. Có bao nhiêu cách phân chia nhóm trực nhật gồm 3 em của tổ?
Bài 3: a. Rút gọn các phân số sau: 
 và .
 b. Tìm 2 phân số: và biết rằng và 
Bài 4: Năm học này, thầy giáo mua cho lớp một số sách toán và tiếng việt. Tổng số sách toán và tiếng việt bằng 4 lần hiệu số sách toán và tiếng việt, nhưng hiệu số đó lại ít hơn số sách tiếng việt là 5 quyển.
Hỏi thầy giáo mua về bao nhiêu sách toán, bao nhiêu sách tiếng việt?
Bài 5: Cho hình vuông ABCD. Nếu kéo dài hai cạnh AB và CD về cùng một phía thêm một đoạn bằng của nó ta được một hình chữ nhật có diện tích lớn hơn diện tích hình vuông ABCD là . 
 a. Tính chu vi hình vuông ABCD.
 b. Có một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông và có diện tích bằng diện tích hình vuông. Tính kích thước của hì0nh chữ nhật đó?
ĐỀ 5
Bài 1: a. Tìm tất cả các số có ba chữ số khác nhau biết: .
 b. Không tính cụ thể. Hãy so sánh A và B biết: .
Bài 2: Tính giá trị biểu thức sau: 
Bài 3: Cho một phép cộng có hai số hạng, có nhớ, khi thực hiện phép cộng một bạn học sinh lại không nhớ mà chỉ cộng riêng từng hàng đơn vị với đơn vị, chục với chục. Cho kết quả riêng của từng cột từ phải sang trái lần lượt là 06, 147. Hãy tìm hai số hạng của phép cộng đó? Biết số hạng thứ nhất gấp đôi số hạng thứ hai.
Bài 4: Học sinh lớp 5 và lớp 4 trường tiểu học Thượng Trưng tổ chức lao động trồng cây. Mỗi giờ đội lớp 5 trồng được 60 cây, đội lớp 4 trồng được 50 cây. Sau một thời gian làm như nhau lớp 5 trồng được nhiều hơn lớp 4 là 50 cây, như vậy mỗi lớp đó hoàn thành được số cây mà lớp mình định trồng. Hỏi mỗi lớp dự định trồng bao nhiêu cây?
Bài 5: Cho một hình chữ nhật có chu vi là 150 cm, chia dọc theo chiều rộng để được năm hình vuông và một hình chữ nhật nhỏ hơn hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu. Biết số đo của các kích thước đều là số tự nhiên.

File đính kèm:

  • docxbo_de_toan_tieng_viet_danh_cho_hoc_sinh_gioi_lop_5.docx