Bộ 15 đề môn Tiếng Việt Lớp 5
Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau vào giấy kiểm tra ( Không làm trực tiếp vào tờ đề này)
Câu 1. ( 1 đ) Dấu phẩy trong câu: “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” Có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các vế câu.
B. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 2.( 1 điểm) Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?
“Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.”
A. Lặp các từ ngữ. B. Dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ.
Câu 3. (1 điểm) Tìm từ đồng nghĩa với từ “ biết ơn ”. Đặt câu với từ em vừa tìm được.
Câu 4. (1 điểm) Em hãy sử dụng biện pháp so sánh, viết 1 câu văn giới thiệu về vẻ đẹp của trường em.
Câu 5. ( 1 điểm): Kết thúc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, tác giả Đặng Hiển viết :
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?.
Câu 6. Em lớn lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Công ơn của mẹ như sông sâu, biển rộng. Em hãy tả lại mẹ của mình với lòng biết ơn sâu sắc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ 15 đề môn Tiếng Việt Lớp 5
ĐỀ 1 Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau vào giấy kiểm tra ( Không làm trực tiếp vào tờ đề này) Câu 1. ( 1 đ) Dấu phẩy trong câu: “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” Có tác dụng gì? A. Ngăn cách các vế câu. B. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ trong câu. C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 2.( 1 điểm) Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? “Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.” A. Lặp các từ ngữ. B. Dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ. Câu 3. (1 điểm) Tìm từ đồng nghĩa với từ “ biết ơn ”. Đặt câu với từ em vừa tìm được. Câu 4. (1 điểm) Em hãy sử dụng biện pháp so sánh, viết 1 câu văn giới thiệu về vẻ đẹp của trường em. Câu 5. ( 1 điểm): Kết thúc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, tác giả Đặng Hiển viết : Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?. Câu 6. Em lớn lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Công ơn của mẹ như sông sâu, biển rộng. Em hãy tả lại mẹ của mình với lòng biết ơn sâu sắc. ................... ................ ĐỀ 2 Câu 1: (1 điểm) Từ nước trong “đáy nước” và từ nước trong “yêu nước” là: A. Những từ đồng nghĩa . B. Một từ có nhiều nghĩa. C. Những từ đồng âm. D. Tất cả đều sai. Câu 2: ( 1điểm) Từ nào trái nghĩa với “ Nóng nực” A. Lạnh lẽo. B. Nóng hổi. C. Nóng ran. Câu 3( 1 điểm) Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ chấm trong câu sau và cho biết cặp quan hệ từ đó biểu thị quan hệ gì? ...............nhà xa .......... Lan vẫn đi học đúng giờ. Biểu thị quan hệ.................................. Câu 4 ( 1 điểm) Xác định chủ ngữ vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau và cho biết câu trên là câu đơn hay câu ghép? Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm, chơi đuổi bắt và thả diều thi. Câu 5: ( 1 điểm) Thế là năm năm học ở tiểu học sắp kết thúc. Cũng đã đến lúc em phải xa mái trường xa thầy cô, những người đã từng dạy dỗ em những bài học đầu tiên. Em hãy viết một đoạn văn (5-7 câu) nói lên cảm nghĩ của em trong buổi lễ chia tay thầy cô và mái trường. Câu 6: ( 5 điểm) Hãy tả lại một cảnh đẹp ở quê hương, nơi đã có những kỉ niệm thân thương gắn bó với tuổi thơ em. ----------------------------- ĐỀ 3 Câu 1. Từ “ rừng” trong hai câu sau có quan hệ với nhau như thế nào? - Ngày 2-9-1945, cả một rừng người đổ về Quảng trường Ba Đình để nghe Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. - Chúng ta phải biết bảo vệ rừng. A. là từ đồng nghĩa B. là từ đồng âm C. là từ nhiều nghĩa Câu 2: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “Khi những lá non xoè ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá.” A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ. B. Ngăn cách các vế của câu ghép. C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu 3. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm: “ ..chúng ta không bảo vệ môi trường . môi trường sẽ ngày càng bị ô nhiễm.” Câu 4. Cho câu văn sau: “Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng gắt, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi.” Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu trên. Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép. Câu 5. Hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu về một bạn chăm ngoan học giỏi, trong đoạn văn có sử dụng phép thay thế để liên kết câu. Câu 6. Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý, kính trọng. ________________________________ ĐỀ 4 Câu 1. Từ chân trong câu “Cho em một chân chơi cùng với nhé.” là từ? A. Đồng nghĩa B. Mang nghĩa gốc C. Mang nghĩa chuyển Câu 2. Từ “tớ” trong câu “Theo tớ, mọi người nên bình tĩnh.” là : A. Đại từ B. Tính từ. C. Danh từ Câu 3. Ghi lại một câu thành ngữ hoặc tục ngữ có cặp từ trái nghĩa rồi chỉ ra cặp từ trái nghĩa có trong thành ngữ, tục ngữ đó. Câu 4. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau và cho biết cặp từ đó biểu thị mối quan hệ nào? . .................mọi người tích cực trồng cây.............. bầu không khí rất trong lành. Biểu thị quan hệ .................................................................................. Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu tả ngoại hình người thân yêu nhất của em. Câu 6: Tả buổi sáng mùa hè trên quê hương em. ________________________________________ ĐỀ 5 Câu 1 (1điểm) Các từ : “đánh răng, đánh đàn, đánh cá” là: A. Từ nhiều nghĩa B. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa Câu 2 (1điểm): Hai câu: “Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Lặp từ ngữ (đó là từ: .). B. Dùng từ ngữ nối (đó là từ: ..). . C. Thay thế từ ngữ (từ ..thay thế từ ..). . Câu 3 (1điểm): Chuyển cặp câu sau thành một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ Con người gần gũi với thiên nhiên. Họ sẽ biết sống hoà hợp với thiên nhiên hơn. Câu 4 (1điểm): Đặt 2 câu để phân biệt nghĩa của từ “ăn” trong đó một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển. Câu 5 (1 điểm): Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nói về những việc làm bảo vệ môi trường trong đó có dùng cách lặp từ ngữ để liên kết các câu trong đoạn văn. Câu 6 (5điểm): Năm học cuối cùng dưới mái trường tiểu học sắp qua đi. Nơi đây có biết bao kỉ niệm với thầy (cô), bạn bè và mái trường. Em hãy viết một bài văn tả về một thầy (cô) hoặc một người bạn đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. ___________________________________________________________ ĐỀ 6 Câu 1: ( 1 điểm ) Từ “lợi” trong các câu sau có quan hệ với nhau như thế nào ? +Bác sĩ bảo tôi bị viêm lợi. +Ông Giang Văn Minh đã dũng cảm bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. A.Từ đồng nghĩa B.Từ đồng âm C.Từ nhiều nghĩa. Câu 2: ( 1 điểm ) Chủ ngữ trong câu: “ Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm nổi lên giữa thảo nguyên.” Là: A. Đó đây B. Những cụm rừng xanh C.Những cụm rừng D. Những cụm rừng xanh thẫm Câu 3: ( 1 điểm ) Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: Kính ..... yêu ........ Câu 4: ( 1 điểm ) Em hãy đặt 2 câu có từ “ mặt ” được dùng theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Câu 5: ( 1 điểm ) Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả cảnh trường em trước giờ vào học, trong đoạn văn đó có ít nhất một câu ghép. Hãy dùng bút chì gạch chân câu ghép đó. Câu 6 : ( 5 đ) Hãy viết một bài văn tả cô giáo ( hoặc thầy giáo ) đã dạy em trong những năm học ở trường Tiểu học. ________________________________ ĐỀ 7 Câu 1: Từ in đậm trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc: A: Những chú chim én bay là là mặt đất dạn hơn người. B: Những ngọn đèn biển trong mình thao thức. C: Hoàng hôn nhuộm ráng cam đỏ rực cả biển chiều. Câu 2: Chủ ngữ trong câu: “ Mỗi khi họa mi cất tiếng hót, trời đất như bừng sáng.” A: họa mi B trời đất. C: họa mi; trời đất. Câu 3: Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: ................Là sống.................Là chết. Câu 4: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: “ Biển....... đem lại nguồn tài nguyên quý....biển còn có tác dụng điều hòa khí hậu.” Câu 5: (1điểm) Viết một đoạn văn ( 5 đến 7 câu ) về chủ đề bảo vệ môi trường . Câu 6: ( 5 điểm) Em hãy tả một người thân trong gia đình em. -------------------------------------------------- ĐỀ 8 Câu 1(1điểm): Từ đồng nghĩa là những từ: A. Có nghĩa trái ngược nhau B. Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau C. Giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa Câu 2(1điểm): Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hoà bình A. Trạng thái bình thản B. Trạng thái hiền hoà yên ả C. Trạng thái không có chiến tranh Câu 3(1điểm): Chủ ngữ trong câu: “Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng” là:. Câu 4(1điểm): Trong câu: “Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng”. Từ “nó” được thay thế cho từ .. Câu 5(1điểm): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 -7 câu) kể về một tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép thay thế từ để liên kết câu. Câu 6:Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em trong những năm học mà em nhớ nhất. ________________________________________ ĐỀ 9 Câu 1: ( 0,75 điểm )Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “ Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận, ôm ấp các chỏm núi ” Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ. Câu 2: ( 1 điểm ) a. Các vế trong câu ghép” Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nước.” được nối với nhau bằng cách nào? Nối bằng một quan hệ từ. Nối bằng một cặp quan hệ từ. Nối bằng một cặp từ hô ứng. Nối trực tiếp. b. Hai vế trong câu ghép” Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó.” Có quan hệ với nhau như thế nào? A. Nguyên nhân- kết quả. B. Điều kiện- kết quả. C. Tương phản. D. Tăng tiến. Câu 3: ( 1,25 điểm ) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xóa, nước réo ào ào. Câu 4: ( 1 điểm ) Đặt câu với từ “ ngủ” mang nghĩa chuyển. Câu 5: (1 điểm) Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy. Nguyễn Thụy Kha Hình ảnh người bà đẹp cả về ngoại hình và nội tâm Hãy làm nổi bật vẻ đẹp của người bà trong đoạn thơ trên. Câu 6: ( 5 điểm) Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông . Dựa vào những câu thơ trên em hãy chọn tả một trong ba cảnh đẹp của quê hương. Con đường rợp bóng hàng cây. Cánh đồng quê vào một buổi chiều hè. Dòng sông hiền hòa với những con đò khua nước ven sông. ___________________________________________ ĐỀ10 Câu 1: 1 điểm Cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ chấm trong câu tục ngữ sau là ....trồng na.......trồng chuối A.Trước-sau B.Trẻ-già C.Sáng-chiêu Câu 2: 1 điểm Câu: " Mẹ em làm việc gì cũng khéo, viết chữ lại đẹp." Thuộc câu kiểu gì? A.Ai thế nào? B.Ai làm gì? C.Ai là gì? Câu 3:1 điểm Cho các từ sau: chịu khó, đất nước, giang sơn, siêng năng, Tổ quốc, cần cù. Xếp các từ trên thành nhóm từ đồng nghĩa Câu 4: 1 điểm Cho câu văn: “ Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ gợn đều, mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.” a) Câu trên là câu đơn hay câu ghép?.................................................................... b)Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu trên? Trạng ngữ: ................................................................................................................... Chủ ngữ: .................................................................................................................... Vị ngữ:......................................................................................................................... Câu 5: 1 điểm Mùa hè, mùa nắng, mùa xa vắng Mùa phượng, mùa thi, mùa chia ly. Bằng cảm xúc của mình em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói về tâm trạng của em khi sắp phải xa mái trường tiểu học thân yêu. Câu 6 : Em có rất nhiều bạn bè, hãy tả một người bạn thân nhất của em. _______________________________________ ĐỀ11 Câu 1: ( 1 điểm ) Từ “hay’’ trong câu nào là tính từ ? A. Nó hát rất hay. B. Liệu anh hay tôi đến gặp bác ấy để nhận lỗi đây? C. Tôi vừa hay tin chú Nam đã qua đời. Câu 2: ( 1 điểm ) Trong các câu sau, từ “ cửa’’ trong câu nào không dùng theo nghĩa chuyển ? Dù có giáp biển rộng nhưng cửa sông chẳng dứt cội nguồn. Đất nước ta trong thời kì mở cửa đón các luồng gió văn minh của nhân loại. Nó vội quá lao vào cửa đánh rầm một cái. Câu: 3 ( 1 điểm ) Đại từ trong các câu: “Nam về thăm trường cũ. Nơi ấy in dấu bao kỉ niệm của bạn” là............................................................................................................... Câu 4: ( 1 điểm ) Câu: “ Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rống.” Vị ngữ là................................................................................................................ Câu 5: ( 1 điểm ) Viết đoạn văn từ 5- 7 câu trình bày mơ ước của mình theo chủ đề “ Mong ước tương lai ” Câu 6: ( 5 điểm ) Trong bài thơ Vàm Cỏ Đông (Tiếng Việt 3, tập Một) nhà thơ Hoài Vũ có viết: “... Đây con sông xuôi dòng nước chảy Đây con sông như dòng sữa mẹ Bốn mùa soi từng mảng mây trời Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Và ăm ắp như lòng người mẹ Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi. Chở tình thương trang trải đêm ngày.” Theo dòng cảm xúc trên, em hãy viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương mình. ___________________________________________ ĐỀ12 a) Kiểm tra kiến thức Luyện từ và câu Câu 1(1 điểm): Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy : A. ra rả B. rung rinh C. rực rỡ D. rụng rời Câu 2 (1 điểm): - Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. - Mua được con chim, bố tôi nhốt ngay vào lồng. Từ lồng ở câu 1 và từ lồng ở câu 2 là loại từ nào ? A. Đồng âm B. Cùng nghĩa C. Nhiều nghĩa Câu 3 (1 điểm): Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm : Lan ....... ................. học giỏi.................... là một đứa con hiếu thảo. Câu 4 (1 điểm) : Câu sau là câu đơn hay câu ghép ? Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu ? Trong buổi sớm se se lạnh, tiếng chim chích choè vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan toả khắp vườn. Câu 5 (1 điểm): Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả hình dáng một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích, trong đó có sử dụng liên kết câu bằng cách lặp hoặc thay thế từ ngữ. b) Kiểm tra kiến thức về Tập làm văn Câu 6 (5 điểm): Bằng tình yêu thương, lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em hãy tả người mẹ kính yêu của mình. _________________________________ ĐỀ 13 Câu 1 : Câu nào có từ “ ngon” dùng theo nghĩa gốc A: Bé ngủ rất ngon giấc. B: Món ăn này rất ngon. C:Bài toán này thì Tuấn làm ngon ơ. Câu 2: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc. A. Lặp lại từ ngữ và thay thế từ. B. Dùng từ ngữ nối và lặp lại từ ngữ. C. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ. Câu 3.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau: Trong hành trình đầy thử thách của cuộc đời, tôi và các bạn, tất cả chúng ta đều luôn phải đối mặt với những khó khăn. Chủ ngữ là: ........................................................................................................ Vị ngữ là: .......................................................................................................... Câu 5:Trong bài thơ “ Ngày em vào Đội ” của Xuân Quỳnh có đoạn : “ Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa ”. Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết đoạn thơ trên hay ở chỗ nào ? Câu 6: Ở gia đình em (hoặc một gia đình mà em quen biết) có một em bé đang tuổi tập nói, tập đi. Hãy tả lại hình dáng và cảnh em bé tập nói, tập đi. __________________________________________________- Đề 14 Câu 1 (1 điểm): Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa: buồn, sầu, tủi vui, mừng, lo êm đềm, êm dịu, huyên náo Câu 2 (1 điểm): Dòng nào dưới đây ghi đúng 3 đại từ xưng hô trong 2 câu: “Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không?” ta, dân, thầy con, thầy, họ ta, con, thầy Câu 3 (1 điểm): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Ở Tây Nguyên, suốt mùa phát rẫy trỉa lúa, cho đến khi cây lúa đơm bông, tiếng đàn tơ-rưng luôn vang lên rộn rã. Trạng ngữ: .. Chủ ngữ: .. Vị ngữ: .. Câu 4 (1 điểm): Các câu văn sau được liên kết bằng cách nào? Trống Choai rất đẹp trai với chiếc mào đỏ chói trên đầu. Nhưng nó rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm, cậu ta đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng. Câu 5 (1 điểm): Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả nói về môi trường ở nơi em ở. II. Tập làm văn (5 điểm) Câu 6 (5 điểm): Học sinh có thể chọn 1 trong hai đề sau: Đề 1: Hãy tả một người bạn mà em yêu quý. Đề 2: Hãy tả lại ngôi trường đã gắn bó với em trong những năm học qua. ___________________________________________ Đề 15 Câu 1 (1 điểm) Từ trái nghĩa với từ bình tĩnh là: A. bình yên B. hấp tấp C. tĩnh mịch Câu 2 (1 điểm) Trong các câu ghép sau, câu ghép nào dùng quan hệ từ nối hai vế câu ghép để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu: A. Mưa càng to, gió càng lớn. B. Tuy mùa hè đã đến nhưng cây sấu nhà tôi chưa ra hoa. C. Nhờ mẹ chỉ dạy mà tôi đã học tiến bộ rất nhiều. Câu 3 (1 điểm) Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào? (Nói rõ cách liên kết) “Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật đẹp.” ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 4 (1 điểm) Nêu tác dụng của các dấu phẩy có trong câu sau: “Gốc cây bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của bà bún ốc.” ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 5(1 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 câu) tả một bộ phận (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân) của một loại cây mà em thích. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Câu 6 (5 điểm) Em hãy miêu tả một người đã giúp đỡ em trong học tập.
File đính kèm:
- bo_15_de_mon_tieng_viet_lop_5.doc