Bài tập ôn ở nhà môn Toán, Tiếng Việt Lớp 2
Bài 1: Gạch bỏ những từ ngữ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:
a) bút, sách, vở, tẩy, bảng con, cặp sách, phấn, ngoan ngoãn, lọ mực, tẩy, chạy.
b) chăm chỉ, ngoan ngoãn, vâng lời, xanh ngắt, hiền lành, chuyên cần, đoàn kết.
c) ngào ngạt, chót vót, sực nức, ngan ngát, thoang thoảng, dìu dịu, nồng nàn.
Bài 2: Em hãy điền từ thích hợp vào ngoặc đơn.
Mùa đông….
Gió rét căm căm
Mây đen từng cơn
Bầu trời trĩu xuống
Mùa xuân….
Cây cối nảy mầm
Cởi bỏ lá già
Đâm chồi lộc nõn
Hạ vừa nhón gót
Trời đã …
Nắng khắp muôn phương
Ve kêu rả rích
Mùa thu thật thích
Tiết trời ….
Hoa cúc đã khoe
Màu vàng rực rỡ
Bốn mùa bỡ ngỡ
Mà cũng thật quen
Em cứ lớn lên
Bốn mùa đất nước
Các từ cần điền: ( oi nồng/ se se/ lạnh giá/ ấm áp).
Bài 3: Một chú chim bói cá nhìn thấy một chú cá đang bơi. Thay vì lao xuống để mổ, chú chim đã sà xuống mặt nước để trò chuyện. Sau đây là những câu nói của chú chim. Em hãy viết câu trả lời của chú cá vào các cột:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập ôn ở nhà môn Toán, Tiếng Việt Lớp 2
BÀI TẬP ÔN Ở NHÀ Tiếng việt Bài 1: Gạch bỏ những từ ngữ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau: a) bút, sách, vở, tẩy, bảng con, cặp sách, phấn, ngoan ngoãn, lọ mực, tẩy, chạy. b) chăm chỉ, ngoan ngoãn, vâng lời, xanh ngắt, hiền lành, chuyên cần, đoàn kết. c) ngào ngạt, chót vót, sực nức, ngan ngát, thoang thoảng, dìu dịu, nồng nàn. Bài 2: Em hãy điền từ thích hợp vào ngoặc đơn. Mùa đông. Gió rét căm căm Mây đen từng cơn Bầu trời trĩu xuống Mùa xuân. Cây cối nảy mầm Cởi bỏ lá già Đâm chồi lộc nõn Hạ vừa nhón gót Trời đã Nắng khắp muôn phương Ve kêu rả rích Mùa thu thật thích Tiết trời . Hoa cúc đã khoe Màu vàng rực rỡ Bốn mùa bỡ ngỡ Mà cũng thật quen Em cứ lớn lên Bốn mùa đất nước Các từ cần điền: ( oi nồng/ se se/ lạnh giá/ ấm áp). Bài 3: Một chú chim bói cá nhìn thấy một chú cá đang bơi. Thay vì lao xuống để mổ, chú chim đã sà xuống mặt nước để trò chuyện. Sau đây là những câu nói của chú chim. Em hãy viết câu trả lời của chú cá vào các cột: Chào anh, chúc anh một ngày mới tốt lành. Chú cá.. Anh có muốn tôi với bông hoa xuống thấp cho anh có thể nhìn rõ không? Chú cá:. Trời sắp nắng rồi đấy, anh nhớ bơi sâu hơn cho khỏi nóng nhé. Chú cá: Bài 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân trong các câu sau: a) Bác em là nông dân. .. b) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. .. c) Ngày mùng 8 tháng 3 là ngày quốc tế phụ nữ. .. d) An là cô bé thông minh, nhanh nhẹn. .. e) Khỉ mẹ đang đợi khỉ con dưới gốc cây sung. .. g) Hoa phượng đỏ rực suốt cả mùa hè. .. h) Mùa xuân, hoa đào bắt đầu hé nụ. . i) Mái tóc bà em bạc trắng như mây. .. k) Những chùm nhót ẩn mình trong tán lá. .. m) Em là niềm vui của cả nhà. .. n) Mẹ âu yếm thơm lên tóc em. .. Bài 5: Đặt câu hỏi với cụm từ “ làm gì” để hỏi về từng việc làm trong hình dưới đây. Sau đó em hãy trả lời câu hỏi đó. Bài 6: Gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Ở đâu" trong các câu sau: a) Những giọt nước ẩn mình trên đám mây. b) Bên sườn đồi, Khỉ con đang chơi trốn tìm với Sóc nâu. c) Hoa dại nở bạt ngàn bên sườn đồi. Bài 6: Gạch 1 gạch dưới từ chỉ đặc điểm, gạch 2 gạch dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái trong các câu sau: Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè quả sai lúc lỉu. Bài 7: Đặt câu theo mẫu (mỗi mẫu 2 câu): Ai (cái gì, con gì) là gì? Ai (cái gì, con gì) thế nào? Ai làm gì? Bài 8: Xếp các câu sau vào nhóm thích hợp (ghi số): Khỉ con là chú khỉ tinh nghịch nhất trong khu rừng (1) Chú có bộ lông mềm mịn như tơ (2) Đôi mắt chú đen láy ngộ nghĩnh (3) Cái tai nho nhỏ như một cái lá non (4) Khỉ con luôn chuyền từ cành nọ sang cành kia (5) - Câu kiểu Ai là gì?: . - Câu kiểu Ai thế nào?: - Câu kiểu Ai làm gì?: .. Bài 9: Em hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự: (1) Vâng ạ, cháu cảm ơn cô. (2) Ồ, bạn Minh vừa đi ra ngoài rồi cháu ạ. (3) Bạn Minh có nhà không ạ? (4) Cháu chào bác. Cháu tên là An, bạn của Minh ạ. (5) Cô chào An nhé. (6) Dạo này cô có khỏe không ạ? (7) Cô cảm ơn, cô khỏe. (8) Một lát nữa cô sẽ nói Minh gọi lại cho cháu nhé. Bạn gọi điện tên là gì? Em hãy trả lời các câu hỏi sau: Bạn muốn gặp ai? Bài 10: Chép lại câu thơ trong bài "Mẹ" cho thấy rõ nhất sự vất vả của mẹ. .. .. Bài 11: Điền bộ phận còn thiếu để hoàn thành các dòng dưới đây theo mẫu câu "Ai làm gì?" a) Mẹ em . b) . nhận quà và cảm ơn bố. c) Em bé . Bài 12: Hãy dùng dấu (/) ngắt đoạn sau thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả. Hoa cúc là loài hoa của mùa thu hoa có màu vàng như màu mật ong những cánh hoa thanh mảnh xếp chồng lên nhau hoa làm cho bướm ong cũng ngơ ngác quên cả đường về. Bài 13: Hãy ghi lại những cách nói có nghĩa giống nghĩa các câu sau: a) Hôm nay trời không mưa. . . . b) Bạn Bình không đi học. . . . c) Em bé chưa biết nói. . . . Bài 14: Đây là đoạn giới thiệu về gia đình của mình của một bạn mèo. Xin chào các bạn! Tớ là Mèo Con. Tớ mới có 2 tháng tuổi nhưng rất thích nghịch nắng. Tớ cũng thích ăn cơm với cá.Mẹ của tớ là Mèo Tam thể. Mẹ tớ có bộ lông rất mượt mà. Người mẹ tớ rất ấm nên tớ thích rúc vào lòng của mẹ. Anh trai tớ là Mèo Mướp. Anh tớ cũng nghịch không kém gì tớ. Cả hai anh em hay chơi trò vờn đuôi.Tớ rất yêu gia đình của mình. Em hãy viết đoạn văn khoảng 4 – 6 câu giới thiệu về gia đình của mình cho bạn Mèo Con biết nhé: Bài 15: Em hãy viết một câu chuyện ngắn từ những bức tranh dưới đây: Bài 16: Đọc đoạn văn sau: Em thích nhất là mùa thu. Mùa thu bầu trời trong xanh, mát mẻ, hiền hòa. Mùa thu có hoa cúc vàng nở rộ khắp nơi. Mùa thu có những con đường trải bằng lá vàng như một tấm thảm êm ái. Lấp ló trong vườn là những quả bưởi, quả hồng đang chờ có mặt trong đêm cỗ trung thu. Mùa thu, em đến trường trong niềm vui gặp thầy gặp bạn sau những tháng hè xa cách. Tiếng trống trường vang lên cùng những bước chân náo nức, rộn ràng. Em hãy viết đề bài cho đoạn văn trên. Em hãy viết đoạn văn ngắn tả về một mùa em thích. Bài 17: Em nhìn vào bức tranh vui sau đây: Những người thân quanh mình nhiều khi cũng buồn cười lắm. Ví như anh trai luôn nhờ em làm hộ, mẹ thì hay đắp mặt nạ trông rất sợ, bố thì khi ngủ hay ngáy o o Em thử viết đoạn văn về người thân với những đặc điểm buồn cười và đáng yêu như vậy nhé: TOÁN Bài 1 : Tính nhẩm 5 x 3 = 5 x 10 = 5 x 8 = 5 x 7 = 5 x 9 = 2 x 3 = 2 x 5 = 2 x 7 = 2 x 9 = 2 x 4 = 3 x 3 = 3 x 5 = 3 x 7 = 3 x 9 = 3 x 6 = 4 x 3 = 4 x 6 = 4 x 8 = 4 x 4 = 4 x 9 = Bài 2 : Đặt tính rồi tính: 45 + 55 100 – 65 37 + 57 75 – 19 12 + 34 + 45 24 + 24 + 24 37 + 12 + 38 12 + 23 + 23 + 25 Bài 3 : Tính 5 x 6 – 24 = 56 – 3 x 7 = 3 x 3 + 67 = 100 – 5 x 7 = Bài 4 : >,<,= 5kg x 5..... 5 x 7kg 4 x 9cm ...23cm + 13cm 4l x 7 ....18l + 12l 2dm + 12cm ....4 x 10cm Bài 5 : Một bàn có 4 chân. Hỏi 5 bàn như thế có bao nhiêu chân? Bài 6: Đội I trồng được 36 cây, đội II trồng được nhiều hơn đội I 16 cây. Hỏi đội II trồng được bao nhiêu cây? Bài 7 : Tìm số bị trừ biết số trừ là số bé nhất có hai chữ số giống nhau, hiệu là số lớn nhất có một chữ số. Bài 8 : Đặt tính rồi tính : 46 + 38 76 – 67 46 + 35 90 – 34 37 + 43 82 - 43 Bài 9 : Tính nhẩm 5 x 5 = 2 x 8 = 4 x 3 = 3 x 5 = 5 x 9 = 2 x 4 = 4x 6 = 3 x 10 = 5 x 4 = 2 x 6 = 4 x 7 = 3 x 8 = Bài 10 : tính 5 kg x 4 = 3 dm x 10 = 2 kg x 3 = 3 dm x 8 = 4 kg x 9 = 5 dm x 6 = Bài 11: Tính 3 x 6 + 25 = 45 - 30 + 50= 5 x 3 + 49 = 5 x 7 - 29 = Bài 12: Thùng gạo tẻ có 53 kg, thùng gạo nếp có ít hơn thùng gạo tẻ 8 kg. Hỏi thùng gạo nếp có bao nhiêu ki - lô - gam? Bài 13: Tìm hiệu của hai số. Biết số bị trừ là 92, số trừ là số liền sau số 36. Bài 14 : Tính nhẩm 4 x 7 = 3 x 6 = 5 x 8 = 2 x 6 = 4 x 9 = 3 x 7 = 5 x 3 = 2 x 7 = 4 x 3 = 3 x 8 = 5 x 5 = 2 x 9 = Bài 15 : Tính 3 x 6 – 10 = 9 – 4 x 2 = 4 x 8 + 38 = 4 + 5 x 2 = Bài 16 : >,<,= 5 x 5.....20 + 8 30 + 10....17 + 12 52 - 7 ....3 x 9 5 x 8 ....4 x 9 Bài 17: Tìm x X + 34 = 83 X - 45 = 18 67 – X = 29 34 + X = 5 x 10 Bài 18 : Quyển truyện có 85 trang. Tâm đã đọc 79 trang. Hỏi Tâm còn phải đọc mấy trang nữa thì hết quyển truyện? Bài 19 : Trong một phép tính trừ, biết số bị trừ là số tròn chục liền sau số 47, hiệu là số bé nhất có hai chữ số. Tìm số trừ.
File đính kèm:
- bai_tap_on_o_nha_mon_toan_tieng_viet_lop_2.docx