Bài kiểm tra học kì I môn Công nghệ Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)

Câu 1 (3 điểm): 

  1. Trang phục là gì? 
  2. Trang phục được phân làm mấy loại? lấy ví dụ?

Câu 2 (2,5 điểm) 

  1. Cây cảnh và hoa có ý nghĩa gì trong trang trí nhà ở?
  2. Giải thích vì sao cây xanh có tác dụng làm trong sạch không khí?

Câu 3 (1,5 điểm): 

 Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?

Câu 4 (3điểm): 

      Em hãy xác định chiều dài 3 cành chính của 1 bình hoa biết đường kính D = 18cm, chiều cao bình h = 22cm.

doc 22 trang Huy Khiêm 21/11/2023 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Công nghệ Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra học kì I môn Công nghệ Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)

Bài kiểm tra học kì I môn Công nghệ Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
 MÔN: Công nghệ 6
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Điểm
Lời phê của thày ( cô ) giáo
Đề bài 
Câu 1 (3 điểm): 
Trang phục là gì? 
Trang phục được phân làm mấy loại? lấy ví dụ?
Câu 2 (2,5 điểm) 
Cây cảnh và hoa có ý nghĩa gì trong trang trí nhà ở?
Giải thích vì sao cây xanh có tác dụng làm trong sạch không khí?
Câu 3 (1,5 điểm):  
 Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
Câu 4 (3điểm): 
 Em hãy xác định chiều dài 3 cành chính của 1 bình hoa biết đường kính D = 18cm, chiều cao bình h = 22cm.
Bài làm
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
 MÔN: Công nghệ 8
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Điểm
Lời phê của thày ( cô ) giáo
Đề bài
Câu 1 ( 1 điểm):
 Em hãy cho biết vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?
Câu 2 ( 2 điểm):
 Em hãy vẽ hình chiếu đứng 
và hình chiếu bằng của vật thể sau.
Câu 3 ( 3 điểm): 
 Nêu cấu tạo và ứng dụng của 
cơ cấu tay quay – con trượt?
Câu 4 ( 3 điểm): 
 Bánh 1 có 45 răng, bánh 2 có 30 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?
Câu 5 ( 1 điểm): 
 Trình bầy vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Bài làm
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: Công nghệ 9 
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Điểm
Lời phê của thày ( cô ) giáo
Đề bài 
Câu 1 (2 điểm): 
 Trình bầy các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện?
Câu 2 (2.5 điểm):
 Hãy kể tên 5 loại đồng hồ đo điện đã học và cho biết ý nghĩa, kí hiệu của các loại đồng hồ đo điện đó?
Câu 3 (5 điểm): 
 a. Vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.
 b. So sánh sự khác nhau của 2 sơ đồ trên?
Câu 4 (0,5 điểm):
 Đề ra biện pháp thực hiện khi nối dây dẫn điện để tiết kiệm năng lượng điện và bảo vệ môi trường.
Bài làm
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn công nghệ 8
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Biết được vị trí các hình chiếu của vật thể.
- Trình bầy được cấu tạo và ứng dụng cơ cấu truyền chuyển động.
- Trình bầy được cấu tạo, nguyên lí làm việc, ứng dụng cơ cấu biến đổi chuyển động 
- Tính toán được tỉ số truyền của một số bộ truyền động.
- Biết được quá trình sản xuất điện và hiểu được vai trò của điện năng trong đời sống. 
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng làm bài, biết cách vẽ hình chiếu của vật thể.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc, kiên trì, cẩn thận và yêu thích vẽ kĩ thuật, biết tiết kiệm năng lượng điện và bảo vệ môi trường.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực.
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật, năng lực tính toán.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội dung
Loại câu hỏi
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Vẽ kĩ thuật
Câu hỏi
Xác định được vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật.
Câu 1
Vẽ hình chiếu của vật thể.
Câu 2
2. Truyền và biến đổi chuyển động
Câu hỏi
- Trình bầy được cấu tạo và ứng dụng cơ cấu truyền chuyển động.
- Trình bầy được cấu tạo, nguyên lí làm việc, ứng dụng cơ cấu biến đổi chuyển động.
Câu 3
- Tính toán được tỉ số truyền của một số bộ truyền động.
Câu 4
3. Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
Câu hỏi
- Biết được quá trình sản xuất điện và hiểu được vai trò của điện năng trong đời sống.
- Tích hợp tiết kiệm năng lượng điện và bảo vệ môi trường.
Câu 5
III. HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐỘ ĐÃ MÔ TẢ.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
 TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN CÔNG NGHỆ 8
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian: 45 phút
Đề chính ( đề 1)
Câu 1 ( 1 điểm):
 Em hãy cho biết vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?
Câu 2 ( 2 điểm):
 Em hãy vẽ hình chiếu đứng 
và hình chiếu bằng của vật thể sau.
Câu 3 ( 3 điểm): 
 Nêu cấu tạo và ứng dụng của 
cơ cấu tay quay – con trượt?
Câu 4 ( 3 điểm): 
 Bánh 1 có 45 răng, bánh 2 có 30 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?
Câu 5 (1 điểm): 
 Trình bầy vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
 TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN CÔNG NGHỆ 8
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian: 45 phút
Đề phụ (đề 2)
Câu 1 (1 điểm):
 Em hãy cho biết vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?
 Hình 1
Câu 2 (2 điểm): 
 Em hãy vẽ 3 hình chiếu của 
vật thể sau ( hình 1).
Câu 3 (3 điểm): 
 Nêu cấu tạo và ứng dụng của 
bộ truyền động đai?
Câu 4 (3 điểm): 
 Đĩa xích của xe đạp có 
50 răng, đĩa líp có 20 răng. 
Tính tỉ số truyền i và cho biết
chi tiết nào quay nhanh hơn?
Câu 5 (1 điểm): 
 Em cần làm gì để tiết kiệm năng lượng điện?
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
 ĐỀ 1
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 8
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
0.5đ
0.5đ
2
1đ
1đ
3
* Cấu tạo: 
 Gồm 4 chi tiết: Tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ.
* Ứng dụng: 
 Dùng trong nhiều loại máy; Máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước.
2đ
1đ
4
- Tỉ số truyền
lần
- Bánh 2 quay nhanh hơn bánh 1là 1,5 lần.
2đ
1đ
5
Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống:
- Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị trong sản xuất và đời sống xã hội.
- Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn.
0.5đ
0.5đ
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ 2
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 8
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
0.5đ
0.5đ
2
- Vẽ đúng hình chiếu đứng,
- Vẽ đúng hình chiếu bằng.
1đ
1đ
3
* Cấu tạo: 
 Gồm 3 chi tiết: bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai.
* Ứng dụng: 
+ Ưu điểm: Có cấu tạo đơn giản làm việc êm, ít ồn, có thể truyền chuyển động giữa các trục cách xa nhau nên được sử dụng trong nhiều loại máy; Máy khâu, máy khoan, ô tô.
+ Nhược điểm: Tỉ số truyền bị thay đổi
1đ
1đ
1đ
4
 - Tỉ số truyền 
 lần
- Đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích 2,5 lần 
2đ
1đ
5
- Học sinh nêu đúng 1 số biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng điện
 1đ
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn công nghệ 6
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Hs nêu được khái niệm về trang phục, trình bầy được các loại trang phục, chức năng và biết cách lấy ví dụ.
- HS nêu được ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở, và giải thích được ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong việc làm sạch không khí.
- HS liên hệ thực tế để biêt cách giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
- HS tính toán được các cành chính trong cắm hoa trang trí.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng làm bài, biết cách vẽ hình chiếu của vật thể.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc, kiên trì, cẩn thận và yêu thích bộ môn.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực.
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật, năng lực tính toán.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội dung
Loại câu hỏi
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1 .Cách lựa chọn trang phục.
Câu hỏi
- Hs nêu được khái niệm về trang phục.
Câu 1a
- HS trình bầy được các loại trang phục, chức năng và biết cách lấy ví dụ.
Câu 1b
2. Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa.
Câu hỏi
- HS nêu được ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
Câu 2a
- HS giải thích được ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong việc làm sạch không khí.
Câu 2b
3. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
Câu hỏi
- HS liên hệ thực tế để biêt cách giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
Câu 3
4. Cắm hoa trang trí.
Câu hỏi
- HS tính toán được các cành chính trong cắm hoa trang trí.
Câu 4
III. HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐỘ ĐÃ MÔ TẢ.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
 TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN CÔNG NGHỆ 6
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian: 45 phút
Đề chính ( đề 1)
Câu 1 (3 điểm): 
Trang phục là gì? 
Trang phục được phân làm mấy loại? lấy ví dụ?
Câu 2 (2,5 điểm): 
Cây cảnh và hoa có ý nghĩa gì trong trang trí nhà ở?
Giải thích vì sao cây xanh có tác dụng làm trong sạch không khí?
Câu 3 (1,5 điểm):  
 Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
Câu 4 (3 điểm): 
 Em hãy xác định chiều dài 3 cành chính của 1 bình hoa biết đường kính D = 18cm, chiều cao bình h = 22cm.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ 1
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 6
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
- Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vận dụng khác đi kèm như : mũ giày, tất ...
1
b
- Theo thời tiết ví dụ trang phục mùa hè, mùa đông
- Theo công dụng: Trang phục lao động, trang phục học sinh
- Theo lứa tuổi: Trang phục người già, người trẻ
- Theo giới tính: Trang phục nam, nữ
0,5
0,5
0,5
0,5
2
a
* Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
- Làm cho con người gần gũi với thiên nhiên, làm cho căn nhà đẹp 
và mát mẻ hơn
- Làm trong sạch không khí
- Đem lại niềm vui thư giãn cho con người và đem lại nguồn thu 
nhập cho gia đình.
0.5
0.5
0.5
b
Cây xanh có tác dụng làm trong sạch không khí: Cây xanh nhờ có 
chất diệp lục dưới ánh sáng mặt trời đã hút cacbonnic, nước và nhả 
ôxi làm sạch không khí.
1
3
Vì:
 -  Nhà ở sạch sẽ ngăn nắp sẽ đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên 
trong gia đình.
Tiết kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết hoặc khi dọn dẹp 
Làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
0.5
0.5
0.5
4
- Chiều dài cành chính thứ nhất: C1 = 1 – 1,5 ( D + h ) 
= 1 – 1,5 ( 0,18 + 0,22 ) = 0,4 m = 40 cm
- Chiều dài cành chính thứ hai: C2 = 2/3 C1 = 27 cm
- Chiều dài cành chính thứ ba: C3 = 2/3 C2 = 18 cm
1
1
1
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
 TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN CÔNG NGHỆ 6
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian: 45 phút
Đề phụ ( đề 2)
Câu 1 (3 điểm): 
Trang phục là gì? 
Trang phục có chức năng gì? Lấy ví dụ minh họa?
Câu 2 (2,5điểm): 
 Cây cảnh và hoa có ý nghĩa gì trong trang trí nhà ở?
Giải thích vì sao cây xanh có tác dụng làm trong sạch không khí?
Câu 3 (1,5 điểm):  
 Theo em cần phải làm những công việc gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
Câu 4 (3 điểm): 
 Em hãy xác định chiều dài 3 cành chính của 1 bình hoa biết đường kính D = 20cm, chiều cao bình h = 26cm.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ 2
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 6
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
- Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vận dụng khác đi kèm như : mũ giày, tất ...
1
b
- Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường: Trang phục bảo hộ lao động giúp công nhân tránh tác hại của môi trường, bụi, nắng, mưa
- Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động: Trang phục thể thao, lễ hội...
0,5
0,5
0,5
0,5
2
a
* Ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
- Làm cho con người gần gũi với thiên nhiên, làm cho căn nhà đẹp 
và mát mẻ hơn
- Làm trong sạch không khí
- Đem lại niềm vui thư giãn cho con người và đem lại nguồn thu 
nhập cho gia đình.
0.5
0.5
0.5
b
Cây xanh có tác dụng làm trong sạch không khí: Cây xanh nhờ có 
chất diệp lục dưới ánh sáng mặt trời đã hút cacbonnic, nước và nhả 
ôxi làm sạch không khí.
1
3
- Cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp: Giữ vệ sinh cá nhân, không vứt rác bừa bãi,...
- Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở:Quét dọn nhà cửa, lau chùi bàn ghế, đổ rác đúng nơi quy định,....
- Làm thường xuyên sẽ đỡ mệt, đỡ mất thời gian, hiệu quả tốt hơn.
 0.5
0.5
0.5
4
- Chiều dài cành chính thứ nhất: C1 = 1 – 1,5 ( D + h ) 
= 1 – 1,5 ( 0,2 + 0,26 ) = 0,31 m = 31 cm
- Chiều dài cành chính thứ hai: C2 = 2/3 C1 = 21 cm
- Chiều dài cành chính thứ ba: C3 = 2/3 C2 = 14 cm
1
1
1
KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn công nghệ 9
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Trình bầy được các yêu cầu của các loại mối nối dây dẫn điện, quy trình nối dây dẫn điện..
- Hiểu được ý nghĩa của các loại đồng hồ đo điện.
- Biết các kí hiệu về các đồng hồ đo điện.
- Đọc và giải thích được các kí hiệu cơ bản ghi trên đồng hồ đo điện.
- Vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạch điên.
- So sánh sự khác nhau của 2 sơ đồ trên.
- Xây dựng quy trình lắp đặt mạch điện trên.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng làm bài.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc, kiên trì, cẩn thận và yêu thích bộ môn.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực.
- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật, năng lực tính toán.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội dung
Loại câu hỏi
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Nối dây dẫn điện.
Câu hỏi
- Yêu cầu của các loại mối nối dây dẫn điện.
- Quy trình nối dây dẫn điện..
Câu 1
- Đề ra biện pháp thực hiện khi nối dây dẫn điện để tiết kiệm năng lượng điện và bảo vệ môi trường.
Câu 4
2.Đồng hồ đo điện.
Câu hỏi
- Hiểu được ý nghĩa của các loại đồng hồ đo điện.
- Biết các kí hiệu về các đồng hồ đo điện.
- Đọc và giải thích được các kí hiệu cơ bản ghi trên đồng hồ đo điện.
Câu 2
3.Lắp mạch điện.
Câu hỏi
- Vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạch điên.
Câu 3a
- So sánh sự khác nhau của 2 sơ đồ trên.
- Xây dựng quy trình lắp đặt mạch điện trên.
Câu 3b
III. HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐỘ ĐÃ MÔ TẢ.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
 TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN CÔNG NGHỆ 9
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian: 45 phút
Đề chính ( đề 1)
Câu 1 (2 điểm): 
 Trình bầy các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện?
Câu 2 (2.5 điểm):
 Hãy kể tên 5 loại đồng hồ đo điện đã học và cho biết ý nghĩa, kí hiệu của các loại đồng hồ đo điện đó?
Câu 3 (5 điểm): 
 a. Vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.
 b. So sánh sự khác nhau của 2 sơ đồ trên?
Câu 4 (0,5 điểm):
 Đề ra biện pháp thực hiện khi nối dây dẫn điện để tiết kiệm năng lượng điện và bảo vệ môi trường.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ 1
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 9
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
 Yêu cầu mối nối:
- Dẫn điện tốt. 
- Có độ bền cơ học cao. 
- An toàn điện.
- Đảm bảo về mặt mỹ thuật.
 0,5
0,5
0,5
0,5
2
Tên gọi
Công dụng
Kí hiệu
Ampe kế
Dùng để đo cường độ dòng điện
 A
Oát kế
Dùng để đo công suất
W
Vôn kế
Dùng để đo hiệu điện thế
V
Công tơ
Dùng để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
kWh
Ôm kế
Dùng để đo điện trở
Ω
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
a
Sơ đồ nguyên lí đúng, đẹp 
(1 điểm)
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch
 điện đúng, đẹp (2điểm)
3
b
Sơ đồ nguyên lí
Sơ đồ lắp đặt
- Là sơ chỉ nêu lên mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện mà không thể hiện vị trí lắp đặt
- Dùng để nghiên cứu nguyên lí làm việc của mạch điện là cơ sở để xây dựng xây dựng sơ đồ lắp đặt
- Là sơ đồ biểu thị rõ vị trí cách lắp đặt của các phần tử điện.
- Dùng để dự trù vật liệu lắp đặt sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện.
1
1
4
 - Các mặt tiếp xúc phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt cách điện tốt...
0,5
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
 TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN CÔNG NGHỆ 9
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian: 45 phút
Đề phụ (đề 2)
Câu 1 (2 điểm): 
Trình bầy quy trình chung nối dây dẫn điện? Có mấy cách bóc vỏ cách điện?
Câu 2 (2.5 điểm):
 Hãy kể tên 5 loại đồng hồ đo điện đã học và cho biết công dụng và kí hiệu của các loại đồng hồ đo điện đó?
Câu 3 (5 điểm): 
 a. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.
 b. Từ đó em hãy xây dựng quy trình lắp đặt mạch điện trên.
Câu 4 (0.5 điểm):
 Đề ra biện pháp thực hiện khi nối dây dẫn điện để tiết kiệm năng lượng điện.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ 2
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 9
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
Quy trình chung nối dây dẫn điện:
Bóc vỏ -> làm sạch lõi -> nối dây -> kiểm tra mối nối -> cách điện .
- Có 2 cách bóc vỏ cách điện: + Bóc cắt vát.
+ Bóc phân đoạn.
 1
0,5
0,5
2
Tên gọi
Công dụng
Kí hiệu
Ampe kế
Dùng để đo cường độ dòng điện
 A
Oát kế
Dùng để đo công suất
W
Vôn kế
Dùng để đo hiệu điện thế
V
Công tơ
Dùng để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
kWh
Ôm kế
Dùng để đo điện trở
Ω
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
a
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đúng, đẹp 
2
b
Quy trình lắp đặt mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.
- Bước 1: Vạch dấu.
- Bước 2: Khoan lổ bảng điện:
- Bước 3: Nối dây TBĐ của bảng điện.
- Bước 4: Lắp TBĐ vào bảng điện.
- Bước 5: Kiểm tra.
0,5
0,5
1
0,5
0,5
4
 - Các mặt tiếp xúc phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt cách điện tốt.
0,5

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_lop_6_7_8_9_nam_hoc_2014.doc