Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Long Xuyên (Có đáp án)

Đọc bài văn dưới đây rồi trả lời câu hỏi.

                                                 Những hạt thóc giống 

Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. 

Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc nói tiếp:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

                                                                                   ( Truyện dân gian Khơme)     

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm:

Câu 1: (0,5 đ) Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? 

A. Người trung thực và dũng cảm                 C. Người dũng cảm.                                   

B. Người trung thực.                                    D. Người tài ba, gieo trồng giỏi. 

Câu 2: (0,5 đ)  Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?

A. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt      

B. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt

C. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một xe thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt

docx 6 trang Huy Khiêm 27/09/2023 3280
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Long Xuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Long Xuyên (Có đáp án)

Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Long Xuyên (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- MÔN TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC: 2018-2019
TT
Chủ đề 
Mạch KT, KN
Mức 1
(20%)
Mức 2
(20%)
Mức 3 (30%)
Mức 4 (30%)
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu 
văn bản
Số câu
1
1
1
1
1
Câu số
1
2
3
4
5
Số điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
1
3
2
Kiến thức 
Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
1
Câu số
6
8
7
9
10
Số điểm
0,5
1
0,5
1
1
4
Tổng
Số câu
2
1
1
2
1
1
2
10 câu
Số điểm
1
0,5
1
1
1
0,5
2
7đ
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG XUYÊN
Họ và tên:..............
 Lớp 4....................................................................
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
Môn: Tiếng Việt- Lớp4
Năm học: 2018 - 2019
Thời gian: 35 phút ( không kể giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Điểm
Đọc:
Viết:
TB:
Đọc bài văn dưới đây rồi trả lời câu hỏi.
 Những hạt thóc giống 
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. 
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:
– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.
Rồi nhà vua dõng dạc nói tiếp:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
 ( Truyện dân gian Khơme) 
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm:
Câu 1: (0,5 đ) Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? 
A. Người trung thực và dũng cảm	C. Người dũng cảm. 
B. Người trung thực. 	D. Người tài ba, gieo trồng giỏi. 
Câu 2: (0,5 đ) Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?
A. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt 
B. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt
C. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một xe thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt
D. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân mười thúng thóc giống về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt 
Câu 3: (0,5 đ) Theo lệnh vua, chú bé chôm đã làm gì và kết quả ra sao?
A. Chú bé Chôm không gieo trồng, và đã không có thóc.
B. Chú bé Chôm gieo trồng, không chăm sóc nên không có thóc.
C. Chú bé Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm.
D. Chú bé Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc và được nhiều thóc.
Câu 4: (0,5 đ) Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? 
A. Chôm lo lắng đến trước vua quỳ tâu, nói lên sự thật.
B. Chôm dũng cảm.
C. Chôm không sợ bị trừng phạt.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 5: (1đ) Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
Câu 6: (0,5 đ) Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tính trung thực?
A. Trâu buộc ghét trâu ăn. C. Đói cho sạch, rách cho thơm.
B. Ở hiền gặp lành. D. Cây ngay không sợ chết đứng.
Câu 7: (0,5 đ) Bài đọc gồm có số từ láy là:
A. 3 từ láy	B. 4 từ láy	C. 5 từ láy	D. 6 từ láy.
Câu 8. (1đ)
a. Tìm một từ trái nghĩa với từ “trung thực”
b. Đặt câu với từ vừa tìm được:..
Câu 9. ( 1đ) Cho những câu văn sau:
 Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
 - Trung thực là đức tính quý nhất cả con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Dấu hai chấm trên có tác dụng gì ? 
Câu 10. (1 đ) 
 Cho câu sau: Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
Viết các từ được gạch chân vào hai nhóm từ sau:
- Danh từ: .
- Động từ:..
 _______________ Hết ___________________
 Giáo viên coi:........................................ Giáo viên chấm:................................
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG XUYÊN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 
Năm học: 2018 -2019
Môn: Tiếng Việt. Lớp 4
(Thời gian 60 phút)
ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (3 điểm) (20 phút)
Bài viết: 
 Trung thu độc lập
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai....
Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
 Thép Mới
2. Tập làm văn (40 phút)
Em hãy chọn 1 trong 2 đề sau
Đề 1: Hãy viết một bức thư cho một người thân (ông, bà, cô, dì, chú, ...) để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em hiện nay.
Đề 2: Em hãy viết kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng trung thực ( hoặc tự trọng, nhân hâu, ...)
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT- LỚP 4
Phần đọc hiểu
Câu 
Điểm
Đáp án
1
0,5
A
2
0,5
B
3
0,5
C
4
0,5
D
5
1
Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm dám nói lên sự thật, sẽ bị trừng phạt.
6
0,5
D
7
0,5
C
8
1
A, Giả dối, hoặc: lừa dối, gian dối, gian lận
b. Gian dối là một tính xấu của con người.
Hoặc: Tính gian lận đều bị mọi người ghét bỏ.
9
1
Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
10
1
Danh từ: Chôm, ông vua
Động từ: Truyền, trở thành.
Phần viết
a. Chính tả - Nghe viết đoạn văn: 3 điểm 
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 1 điểm.
- Viết đúng chính tả : ( 2 điểm).
+ Mắc 3 lỗi được 1,5 điểm.
+ Mắc 4 – 5 lỗi được 1 điểm.
+ Mắc 6 lỗi được 0,75 điểm. 
+ Mắc 7 lỗi được 0,25 điểm.
+ Trên 7 lỗi không cho điểm
 b. Tập làm văn (7 điểm)
Đề 1:
STT
Điểm thành phần
Nội dung
Điểm
1
Đầu thư
Nêu được thời gian và địa điểm viết thư
0,5
2
Phần chính
Nêu được mục đích, lí do viết thư
Mục đích viết thư
0.5
Lí do viết thư
0,5
Lời thăm hỏi, kể, trao đổi, tình cảm.
Lời thăm hỏi
1
Kể tình hình học tập hiện nay của bản thân
1
Ý kiến trao đổi, bày tỏ tình cảm
1
3
Phần cuối thư
Lời chúc, lời cảm ơn hoặc hứa hẹn
Chữ kí và họ tên
0,5
4
Chữ viết, chính tả:
Chữ viết đúng mẫu, cỡ, chính tả.
0,5
5
Dùng từ, đặt câu:
Dùng từ, đặt câu chính xác, chân thực
0,5
6
Sáng tạo:
Câu văn hay, sinh động, ý văn đẹp.
1
Đề 2: Kể lại một câu chuyện em đã học (qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn).
STT
Điểm thành phần
Nội dung
Điểm
1
Mở bài
Giới thiệu tên câu chuyện
1
2
Thân bài
Nội dung: 
Kể được đủ các sự việc và nhân vật
1
Kĩ năng
Câu văn hay, sinh động
1
Cảm xúc:
Nhận xét được về nhân vật chính
1
3
Kết bài
Nêu được ý nghĩa của câu chuyện và học được gì qua câu chuyện
1
4
Chữ viết, chính tả:
Chữ viết đúng mẫu, cỡ, chính tả.
0,5
5
Dùng từ, đặt câu:
Dùng từ, đặt câu chính xác, chân thực
0,5
6
Sáng tạo:
Câu văn hay, sinh động, ý văn đẹp.
1

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2018.docx