Bài kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Hùng Thắng (Có đáp án)
Câu 4: Nội dung bài văn này là gì?
A. Kể về sự đổi mới của quê hương.
B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.
C. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường.
Câu 5: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ tuổi thơ”?
A. trẻ em B. thời thơ ấu C. trẻ con
Câu 6: Từ “ chúng” trong câu văn: “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai?
A. Trẻ em trong làng.
B. Tác giả.
C. Trẻ em trong làng và tác giả.
Câu 7: Câu “ Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy vế câu?
A. 3 vế câu B.1 vế câu C. 2 vế câu
Câu 8: Tìm các từ đồng nghĩa với từ công dân trong các từ sau: công nhân, đồng bào, nhân dân, nông dân, dân chúng
..........................................................................................................................................
Câu 9: Đặt một câu ghép có có các vế câu được nối với nhau bằng cách nối trực tiếp.
II- Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) - Theo đề riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Hùng Thắng (Có đáp án)
Họ và tên : ........................................ Lớp:.......Trường Tiểu học Hùng Thắng BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 5 Điểm Đ:...... V:..... C:..... PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I./ Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) - Thời gian 25 phút TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết, suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về, cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát, lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao! Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận... Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. ... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm... Theo Nguyễn Hoàng Đại Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng”? A. Đêm trăng thanh gió mát. B. Con đê C. Tết Trung thu. Câu 2: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn ? A. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3: Hình ảnh con đê được tác giả miêu tả như thế nào? A. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng manh quanh làng. B. Quanh co uốn lượn theo sườn núi. C. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà. Câu 4: Nội dung bài văn này là gì? A. Kể về sự đổi mới của quê hương. B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. C. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường. Câu 5: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ tuổi thơ”? A. trẻ em B. thời thơ ấu C. trẻ con Câu 6: Từ “ chúng” trong câu văn: “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai? A. Trẻ em trong làng. B. Tác giả. C. Trẻ em trong làng và tác giả. Câu 7: Câu “ Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.” có mấy vế câu? A. 3 vế câu B.1 vế câu C. 2 vế câu Câu 8: Tìm các từ đồng nghĩa với từ công dân trong các từ sau: công nhân, đồng bào, nhân dân, nông dân, dân chúng .......................................................................................................................................... Câu 9: Đặt một câu ghép có có các vế câu được nối với nhau bằng cách nối trực tiếp. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... II- Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) - Theo đề riêng. Giáo viên coi (kí và ghi rõ họ tên) Giáo viên chấm (kí và ghi rõ họ tên) TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 5 PHẦN: Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 5 điểm) Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi một đoạn trong 5 bài tập đọc ( Thời gian không quá 2 phút/ 1 HS) *Bài 1: Tiếng rao đêm (Tiếng Việt 5- tập 2- trang 30) - Đọc đoạn: “Rồi từ trong nhà là một cái chân gỗ.” - TLCH: Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ? *Bài 2 : Cao Bằng (Tiếng Việt 5- tập 2- trang 41) - Đọc 3 khổ thơ đầu. - TLCH: Những từ ngữ và chi tiết nào nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? *Bài 3: Phân xử tài tình (Tiếng Việt 5- tập 2- trang 46) - Đọc đoạn : “Đòi người làm chứng .........nhận tội”. - TLCH: Quan án đã dùng biện pháp gì để tìm ra người lấy cắp tấm vải? *Bài 4: Hộp thư mật (Tiếng Việt 5 - tập 2 – trang 62) - Đọc phần 1. " Hai Long phóng xe .... đáp lại" - TLCH: Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào? *Bài 5: Nghĩa thầy trò (Tiếng Việt 5 - tập 2 – trang 79) - Đọc phần 1. " Từ sáng sớm, ....trái đào" - TLCH: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 5 điểm - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm, từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm) Tốc độ khoảng 120 chữ / 1 phút: 4 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (sai từ 2 đến 4 chỗ: 0,5 điểm, từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm) - Giọng đọc bắt đầu có biểu cảm:1 điểm (Chưa thể hiện rõ biểu cảm: 0,5 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu : 1 điểm (quá 1 đến 2 phút: 0,5 điểm; quá trên 2 phút: 0 điểm ) - Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (Chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ:0,5 điểm; sai hoặckhông trả lời được: 0 điểm ) Gợi ý: *Bài 1: Đó là người bán bánh giò – một thương binh nặng, chỉ còn một chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò. *Bài 2: Các từ ngữ: sau khi qua ...., ta lại vượt ..., lại vượt Chi tiết: Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, Đèo Cao Bắc. Bài 3: *Bài 3. Quan án đã sai người xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc thì sai lính trả tấm vải cho họ và trói người kia lại. *Bài 4. Đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất - nơi một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật, báo cáo được đựng trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. *Bài 5: Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe thầy nói thầy sẽ đi thăm một người mà thầy đã mang ơn rất nặng, họ đồng thanh dạ ran và cùng theo sau thầy. TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 5 Thời gian: 55 phút (Không kể chép đề) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (5 điểm) - Thời gian: 20 phút 1. Bài viết : Núi non hùng vĩ (Tiếng Việt 5 - tập 2 - trang 58). Giáo viên đọc cho học sinh viết cả bài. 2. Bài tập: - Điền r,gi hay d vào chỗ chấm cho thích hợp: ....uy nhất, ...a sức, nổi ...ận - Viết lại các từ (cụm từ) sau cho đúng chính tả: hồ Gươm, đỉnh Phan - Xi - păng II. Tập làm văn ( 5 điểm) - Thời gian: 35 phút Học sinh chọn một trong các đề sau: Đề 1: Em có nhiều đồ vật thân quen, gần gũi. Hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa nhất đối với em. Đề 2: Ở trường, em có rất nhiều người bạn. Em hãy tả một người bạn thân nhất của em. TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 5 Thời gian: 55 phút (Không kể chép đề) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (5 điểm) - Thời gian: 20 phút 1. Bài viết : Núi non hùng vĩ (Tiếng Việt 5 - tập 2 - trang 58). Giáo viên đọc cho học sinh viết cả bài. 2. Bài tập: - Điền r,gi hay d vào chỗ chấm cho thích hợp: ....uy nhất, ...a sức, nổi ...ận - Viết lại các từ (cụm từ) sau cho đúng chính tả: hồ Gươm, đỉnh Phan - Xi - păng II. Tập làm văn ( 5 điểm) - Thời gian: 35 phút Học sinh chọn một trong các đề sau: Đề 1: Em có nhiều đồ vật thân quen, gần gũi. Hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa nhất đối với em. Đề 2: Ở trường, em có rất nhiều người bạn. Em hãy tả một người bạn thân nhất của em.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ki_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.doc