Bài kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
I/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (5 điểm)
Nỗi nhớ
Được thư mẹ... mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ của mẹ thấm nặng yêu thương như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không?
Con hiểu điều đó từ lúc lên đường ra trận. Con vẫn cứ ra đi…
Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn tạp của bom đạn chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La đến tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ, âm thanh cuộc sống thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi. Biết bao lần, trong giấc mơ, con trở về giữa vòng tay êm ấm của ba mẹ, tiếng cười trong trẻo của các em, trong ánh sáng chan hoà của Hà Nội.
Con vẫn là một chiến sĩ luôn bình thản trước những gian nan trong cuộc chiến đấu này. Vậy mà khi nghĩ đến những người thân yêu, lòng con xao xuyến và có lúc những giọt nước mắt yêu thương chảy tràn trên đôi mắt của con ...
Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Đọc thầm bài đọc trên và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau:
a) Trong đoạn văn trên, tác giả bày tỏ nỗi lòng của mình với ai ?
A. với mẹ B. với ba C. với các em b) Tác giả đã ao ước điều gì ?
A. được ở lại chiến đấu bên các đồng đội
B. được ngắm hàng lim trên đường Đại La
C. được về sống với gia đình dù chỉ trong giây lát
c) Tác giả đã tham gia chiến đấu ở chiến trường trong bao lâu ?
A. 2 năm B. 3 năm C. 4 năm
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG Điểm Đ: V: C: TRƯỜNG TH VĨNH TUY BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II NĂM HỌC: 2013 - 2014 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 Ngày 21 tháng 3 năm 2014 Họ và tên:. Lớp I/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (5 điểm) Nỗi nhớ Được thư mẹ... mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ của mẹ thấm nặng yêu thương như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con hiểu điều đó từ lúc lên đường ra trận. Con vẫn cứ ra đi Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn tạp của bom đạn chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La đến tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ, âm thanh cuộc sống thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi. Biết bao lần, trong giấc mơ, con trở về giữa vòng tay êm ấm của ba mẹ, tiếng cười trong trẻo của các em, trong ánh sáng chan hoà của Hà Nội. Con vẫn là một chiến sĩ luôn bình thản trước những gian nan trong cuộc chiến đấu này. Vậy mà khi nghĩ đến những người thân yêu, lòng con xao xuyến và có lúc những giọt nước mắt yêu thương chảy tràn trên đôi mắt của con ... Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm Đọc thầm bài đọc trên và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau: a) Trong đoạn văn trên, tác giả bày tỏ nỗi lòng của mình với ai ? A. với mẹ B. với ba C. với các em b) Tác giả đã ao ước điều gì ? A. được ở lại chiến đấu bên các đồng đội B. được ngắm hàng lim trên đường Đại La C. được về sống với gia đình dù chỉ trong giây lát c) Tác giả đã tham gia chiến đấu ở chiến trường trong bao lâu ? A. 2 năm B. 3 năm C. 4 năm d) Những âm thanh, hình ảnh nào được tác giả luôn ghi nhớ trong lòng? A. tiếng nói của những người thân B. âm thanh cuộc sống thủ đô C. Cả ý A và ý B e) Qua câu : “Con vẫn là một chiến sĩ luôn bình thản trước những gian nan trong cuộc chiến đấu này.” em nhận thấy tác giả là người thế nào? A. dũng cảm B. dũng mãnh C. tài hoa g) Câu : “ Con trở về giữa vòng tay êm ấm của ba mẹ.” thuộc kiểu câu kể: A. Ai là gì ? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ? Câu 2: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các từ sau: khao khát, chiến đấu, dịu dàng, âm thanh, tiếng cười, trở về - Danh từ: ....................................................................................................... - Động từ: ....................................................................................................... - Tính từ: ........................................................................................................ Câu 3: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong mỗi câu sau: a) Mỗi dòng chữ của mẹ thấm nặng yêu thương như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. b) Con vẫn là một chiến sĩ luôn bình thản trước những gian nan trong cuộc chiến đấu này. II) ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 5 đ) ( Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm bài đọc, mỗi em đọc không quá 2 phút) Giáo viên coi (Kí và ghi rõ họ tên) Giáo viên chấm (Kí và ghi rõ họ tên) PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY ............................ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 (PHẦN KIỂM TRA VIẾT) Ngày 21 tháng 3 năm 2014 ĐỀ BÀI I. Chính tả : (5 điểm) 1. Bài viết : (4 điểm) Thời gian 20 phút. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Hoa học trò Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Theo Xuân Diệu 2. Bài tập: (1 điểm) Thời gian 5 phút. - Viết 2 từ, mỗi từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s. - Viết 2 từ, mỗi từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm x. II. Tập làm văn: ( 5 điểm) Thời gian 25 phút Đề bài: Em hãy tả một cây bóng mát ( hoặc một cây hoa, cây ăn quả) mà em thích. _______________________________________ PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY ............................ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2013- 2014 Ngày 21 tháng 3 năm 2014 ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG A. Bài đọc: - Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: 1. Sầu riêng (TV 4 – tập 2 trang 34) - HS đọc cả bài. Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả nét đặc sắc của hoa, quả sầu riêng ? ( Gợi ý trả lời: Hoa trổ vào cuối năm; thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đậu thành từng chùm; màu trắng ngà; cánh nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con .... Quả lủng lẳng dưới cành như những tổ kiến; mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí; thơm mùi thơm của mít chín .....) 2- Chợ Tết ( TV 4- tập 2 – trang 38) - HS đọc cả bài. Hỏi: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng như thế nào? ( Gợi ý trả lời: Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon; Các cụ già chống gậy bước lom khom; Cô gái mặc áo đỏ che môi cười; Em bé nép đầu bên yếm mẹ; Hai người gánh lợn chạy đi đầu; con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau). 3- Khuất phục tên cướp biển ( TV 4- tập 2 – trang 66) - HS đọc từ đầu ......đến trong phiên tòa sắp tới. - Hỏi : Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào? (Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly “ Có câm mồm không?”; rút soạt dao ra; lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly) + Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? (Ông là người nhân hậu, điềm đạm nhưng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác,bất chấp nguy hiểm) 4- Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( TV 4- tập 2 – trang 71) - HS đọc cả bài. Hỏi : Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào ? ( Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới; Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi). 5- Dù sao trái đất vẫn quay ! (TV 4- tập 2 – trang 85) -HS đọc cả bài. Hỏi: ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ? ( Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ; còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: trái đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời). + Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? (Ông viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng của Cô-péc-ních. B. Biểu điểm chấm: - Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng, bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với đoạn văn cần đọc. Tốc độ khoảng 85 tiếng / 1 phút. Mỗi học sinh đọc không quá 2 phút: 4 điểm - Học sinh trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm Lưu ý: GV cho điểm cần căn cứ mức độ trả lời của học sinh không nhất thiết đúng hệt như gợi ý. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II NĂM HỌC: 2013- 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP LỚP 4 CÂU 1: (3 điểm) Khoanh đúng mỗi ý: 0,5đ Đáp án: a – A; b – C; c – B; d – C; e – A; g - B CÂU 2: (1 điểm) Tìm đúng mỗi ý: 0,3 điểm - Danh từ: âm thanh, tiếng cười - Động từ: chiến đấu, trở về - Tính từ: khao khát, dịu dàng CÂU 3: (1 điểm) Xác định đúng CN – VN của mỗi câu: 0,5 điểm a) Mỗi dòng chữ của mẹ thấm nặng yêu thương như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. b) Con vẫn là một chiến sĩ luôn bình thản trước những gian nan trong cuộc chiến đấu này. HƯỚNG DẪN CHẤM VIẾT LỚP 4 I) Chính tả: (5 điểm) 1) Bài viết: 4 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng; trình bày đúng, sạch, đẹp: điểm. - Ba lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, lỗi viết hoa...) trừ 1 điểm. - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài. 2) Bài tập: 1 điểm Tìm và viết đúng mỗi từ: 0,25 điểm II) TẬP LÀM VĂN (5 điểm) - Viết được bài văn đúng thể loại . Bài văn có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận; nội dung bài văn có đủ các ý cơ bản, diễn đạt tương đối rõ ràng, mạch lạc. (3đ) - Viết câu đúng ngữ pháp; chấm phẩy rõ ràng; từ sử dụng đúng, phù hợp; câu văn bước đầu có hình ảnh, cảm xúc... (1đ) - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch; không mắc lỗi chính tả. (1đ) * Cách tính điểm: - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, trình bày mà GV có thể cho các mức điểm cho phù hợp: 4,5 – 4 - 3,5 – 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5 Điểm môn Tiếng Việt = (điểm viết + điểm đọc) :2 (làm tròn 0,5 thành 1)
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ki_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.doc