Bài kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)

I/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (5 điểm)

Hội Chùa Hương

       Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu người khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, một thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội.

        Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội và thường kéo dài đến hết tháng ba âm lịch.

        Ngày khai hội, tất cả các đền chùa, đình, miếu  đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả Hương Sơn. Dân làng tổ chức rước thần từ đền ra đình.Cờ trống đi trước, dàn nhạc bát âm kế theo, rồi tiếp sau là đoàn người thành kính. Không khí lễ hội rộn ràng, vui tươi. Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Một trong những nét độc đáo của hội Chùa Hương là thú vui ngồi thuyền ngắm cảnh.

       Trên những triền núi cao, thấy những rừng cây, rừng mơ,.. là những đoàn người trẩy hội. Kẻ lên, người xuống, tiếng nói cười rộn rã giữa màu xanh cây lá.

                                                                                        Theo Việt Bảo

                                                                                                                      

       

               Đọc thầm bài đọc trên và hoàn thành các bài tập sau:

C©u 1: Khoanh vµo ch÷ c¸i ®Æt tr­­­íc c©u tr¶ lêi ®óng nhÊt ë mçi c©u sau :

a) Mọi người thường đi hội chùa Hương vào mùa nào ?

        A. mùa xuân                             B. mùa hè                           C. mùa thu

b) Người đi hội Chùa Hương thường đi thuyền để :

        A. câu cá, hái hoa 

        B. ngắm cảnh đẹp

        C. cả a và b đều đúng

c) Loài hoa đặc trưng thường nở rộ vào mùa xuân ở núi rừng Hương Sơn là:

         A. Hoa ban                               B. Hoa mơ                           C. Hoa lan

doc 5 trang Huy Khiêm 14/10/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)

Bài kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
Điểm
Đ:
V:
C:
TRƯỜNG TH VĨNH TUY
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
NĂM HỌC: 2013 - 2014
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3
Ngày 20 tháng 3 năm 2014
 Họ và tên:..
 Lớp
 I/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (5 điểm)
Hội Chùa Hương
 Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu người khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, một thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội.
 Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội và thường kéo dài đến hết tháng ba âm lịch.
 Ngày khai hội, tất cả các đền chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả Hương Sơn. Dân làng tổ chức rước thần từ đền ra đình.Cờ trống đi trước, dàn nhạc bát âm kế theo, rồi tiếp sau là đoàn người thành kính. Không khí lễ hội rộn ràng, vui tươi. Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Một trong những nét độc đáo của hội Chùa Hương là thú vui ngồi thuyền ngắm cảnh.
 Trên những triền núi cao, thấy những rừng cây, rừng mơ,.. là những đoàn người trẩy hội. Kẻ lên, người xuống, tiếng nói cười rộn rã giữa màu xanh cây lá.
 Theo Việt Bảo
 Đọc thầm bài đọc trên và hoàn thành các bài tập sau:
C©u 1: Khoanh vµo ch÷ c¸i ®Æt tr­íc c©u tr¶ lêi ®óng nhÊt ë mçi c©u sau :
a) Mọi người thường đi hội chùa Hương vào mùa nào ?
 A. mùa xuân B. mùa hè C. mùa thu
b) Người đi hội Chùa Hương thường đi thuyền để :
 A. câu cá, hái hoa 
 B. ngắm cảnh đẹp
 C. cả a và b đều đúng
c) Loài hoa đặc trưng thường nở rộ vào mùa xuân ở núi rừng Hương Sơn là:
 A. Hoa ban B. Hoa mơ C. Hoa lan
d) Bộ phận gạch chân trong câu: "Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền." trả lời cho câu hỏi:
 A. Vì sao ? B. Ở đâu ? C. Khi nào ?
e) Trong các câu sau, câu nào dùng đúng dấu chấm hỏi?
 A. Phong cảnh núi rừng Hương Sơn mới đẹp làm sao?
 B. Phong cảnh núi rừng Hương Sơn đẹp như thế nào?
 C. Phong cảnh núi rừng Hương Sơn rất là đẹp?
Câu 2: Dựa vào nội dung bài đọc trên, ghi lại một số hoạt động ở lễ hội Chùa Hương:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
C©u 3: Thêm dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
 a) Buổi sáng sương phủ trắng làng bản cánh đồng. 
 b) Sầu riêng chôm chôm măng cụt xoài ... là loại trái cây nổi tiếng của miền Nam nước ta.
Câu 4: Dựa vào nội dung bài đọc trên, trả lời câu hỏi:
 a) Dân làng tổ chức rước thần ở đâu?
..........................................................................................................................................
 b) Không khí lễ hội như thế nào?
..........................................................................................................................................
II) §äc thµnh tiÕng: ( 5 ®iÓm) 
 ( Yªu cÇu tõng häc sinh lªn bèc th¨m bµi ®äc, mçi em ®äc kh«ng qu¸ 2 phót)
 Gi¸o viªn coi 
 (KÝ vµ ghi râ hä tªn)
 Gi¸o viªn chấm 
 (KÝ vµ ghi râ hä tªn)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY
............................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 3 
Năm học 2013 – 2014
Ngày 20 tháng 3 năm 2014
ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG
A. Bài đọc:
- Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: 
1. Nhà ảo thuật (TV 3 – tập 2 trang 40)
- HS đọc đoạn 1+2. Hỏi: Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ?
( Gợi ý trả lời: Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc .....)
2- Đối đáp với vua ( TV 3- tập 2 – trang 49)
- HS đọc đoạn 1+2. Hỏi: Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
( Gợi ý trả lời: Cậu muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu,quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần).
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
(Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động: cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hoảng hốt bắt trói. Câu không chịu la hét khiến vua phải truyền lệnh đưa cậu tới)
3- Hội đua voi ở Tây Nguyên ( TV 3 - tập 2 – trang 60)
- HS đọc cả bài. Hỏi : Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?
(Chiêng trống vừa nổi lên, cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man-gat gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích)
4- Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử ( TV 3 - tập 2 – trang 65)
- HS đọc đoạn 2+3. Hỏi : Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào ?
( Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử).
5- Đi hội chùa Hương (TV 3 - tập 2 – trang 68)
- HS đọc 4 khổ thơ đầu. Hỏi: Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng ?
( Rừng mơ thay áo mới/ Xúng xính hoa đón mời/ Lẫn trong làn hương khói/ Một mùi thơm cứ vương).
B. Biểu điểm chấm:
- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng, bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với đoạn văn cần đọc. Tốc độ khoảng 65 tiếng /1 phút. Mỗi học sinh đọc không quá 2 phút: 4 điểm
- Học sinh trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm 
Lưu ý: GV cho điểm cần căn cứ mức độ trả lời câu hỏi của học sinh để cho điểm không nhất thiết đúng hệt như gợi ý.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY
............................
 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 3 
 (PHẦN KIỂM TRA VIẾT)
Ngày 20 tháng 3 năm 2014
ĐỀ BÀI
I. Chính tả : (5 điểm) 	
1. Bài viết : (4 điểm) Thời gian 15 phút.
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Rước đèn ông sao 
 Tâm thích nhất là cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. 
 Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú
2. Bài tập: (1 điểm) Điền vào chỗ chấm l hay n:
 ....ổi tiếng ....ối đi
 vốn ....iếng cơm ....ắm
II. Tập làm văn: ( 5 điểm) Thời gian 25 phút
 Đề bài: Em h·y viÕt mét ®o¹n v¨n ng¾n để kÓ vÒ mét ngày hội mà em biÕt.
.......................... Hết ....................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
 NĂM HỌC: 2013 - 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
I) ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:
Câu 1: 2,5 điểm ( khoanh đúng mỗi ý: 0,5 đ) 
Đáp án: Câu a – ý A, câu b – ý B, câu c – ý B, câu d – ý C; câu e – ý B
Câu 2: Tìm đúng 3 hoạt động ở lễ hội Chùa Hương trở lên: 0,5 điểm
Ví dụ: trẩy hội, rước thần, cầm cờ, đánh trống, ngồi thuyền, ngắm cảnh ...
C©u 3: (1 điểm) Thêm đúng dấu phẩy vào mỗi câu: 0,5 điểm
 a) Buổi sáng, sương phủ trắng làng bản, cánh đồng. 
 b) Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, xoài ... là loại trái cây nổi tiếng của miền Nam nước ta.
Câu 4: (1 điểm) Trả lời đúng mỗi câu hỏi: 0,5 điểm
 a) Dân làng tổ chức rước thần từ đền ra đình.
 b) Không khí lễ hội rộn ràng, vui tươi. 
II) KIỂM TRA VIẾT:
I) Chính tả: (4 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng; trình bày đúng, sạch, đẹp: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, lỗi viết hoa...) trừ 0,4 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài.
* Bài tập: 1 điểm
 Học sinh điền đúng mỗi từ được 0,5 điểm.
II) TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
- Viết được đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề bài. Nội dung đoạn văn có đủ các ý cơ bản, diễn đạt tương đối rõ ràng, mạch lạc. (3đ)
- Viết câu đúng ngữ pháp; chấm phẩy rõ ràng; từ sử dụng đúng, phù hợp; câu văn bước đầu có hình ảnh, cảm xúc... (1đ)
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp; không mắc lỗi chính tả. (1đ)
 * Cách tính điểm:
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, trình bày mà GV có thể cho các mức điểm cho phù hợp: 5- 4,5 – 4 - 3,5 – 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5 
Điểm môn Tiếng Việt = (điểm viết + điểm đọc) :2
(làm tròn 0,5 thành 1)

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc.doc