Bài kiểm tra định kì giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Hùng Thắng (Có đáp án)
A- PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) - Thời gian: 20 phút
Bài đọc: Lừa và ngựa ( Tiếng Việt 3 - Tập 1- Trang 57)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các câu sau:
Câu 1: Lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì?
o Xin ngựa cho lừa uống nước.
o Xin ngựa mang đỡ cho lừa, dù chỉ chút ít.
o Xin ngựa mang đỡ cho lừa để lừa nghỉ ngơi.
Câu 2: Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
o Lừa kiệt lực, ngã và chết.
o Người chủ chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa, ngựa phải chở đồ đạc rất nặng, ân hận vì đã không chịu giúp lừa.
o Cả 2 ý trên.
Câu 3: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
o Phải biết giúp đỡ bạn lúc bạn gặp khó khăn, giúp bạn nhiều khi là giúp chính mình. Bỏ mặc bạn có khi chính là làm hại mình.
o Không cần giúp đỡ ai dù người đó gặp khó khăn.
o Chỉ cần giúp bạn khi bạn giúp mình.
Câu 4: Câu " Chị ngựa ơi, chị mang đỡ tôi với, dù chỉ một chút thôi cũng được." thuộc kiểu câu :
o Ai là gì? o Ai làm gì? o Ai thế nào?
Câu 5: Gạch chân những sự vật so sánh trong câu thơ sau:
a) Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
- Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
Câu 6 : Ghi lại bộ phận trả lời câu hỏi Ai? trong câu sau:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kì giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Hùng Thắng (Có đáp án)
Họ và tên:................................................. Lớp3......Trường: Tiểu học Hùng Thắng Ngày kiểm tra: 1 /11 /2012 Điểm: Đọc:...... Viết:...... T.V:...... BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I N¨m häc: 2012- 2013 M«n: TiÕng ViÖt - Líp 3 A- PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) - Thời gian: 20 phút Bài đọc: Lừa và ngựa ( Tiếng Việt 3 - Tập 1- Trang 57) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các câu sau: Câu 1: Lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì? o Xin ngựa cho lừa uống nước. o Xin ngựa mang đỡ cho lừa, dù chỉ chút ít. o Xin ngựa mang đỡ cho lừa để lừa nghỉ ngơi. Câu 2: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? o Lừa kiệt lực, ngã và chết. o Người chủ chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa, ngựa phải chở đồ đạc rất nặng, ân hận vì đã không chịu giúp lừa. o Cả 2 ý trên. Câu 3: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? o Phải biết giúp đỡ bạn lúc bạn gặp khó khăn, giúp bạn nhiều khi là giúp chính mình. Bỏ mặc bạn có khi chính là làm hại mình. o Không cần giúp đỡ ai dù người đó gặp khó khăn. o Chỉ cần giúp bạn khi bạn giúp mình. Câu 4: Câu " Chị ngựa ơi, chị mang đỡ tôi với, dù chỉ một chút thôi cũng được." thuộc kiểu câu : o Ai là gì? o Ai làm gì? o Ai thế nào? Câu 5: Gạch chân những sự vật so sánh trong câu thơ sau: a) Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Câu 6 : Ghi lại bộ phận trả lời câu hỏi Ai? trong câu sau: Sau những giờ học căng thẳng, em và các bạn lại được chơi những trò chơi vui và bổ ích. ........................................................................................................................................................... Câu 7: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong đoạn văn sau: Hằng năm cứ vào đầu mùa xuân trường em lại tổ chức trồng cây. Mọi người thường nhổ cỏ và tưới cho cây xanh tốt. Sau những tháng nghỉ hè chúng em lại náo nức tới trường để gặp thầy gặp bạn. Cây cối ở đây đã xum xuê hơn nhiều. II. Đọc thành tiếng ( 5 điểm) – Có đề riêng Người coi: .................. Người chấm .......... TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Phần : Đọc thành tiếng (5 điểm) Học sinh bốc thăm 1 đoạn trong 5 bài tập đọc và trả lời câu hỏi của đoạn đó. ( Thời gian không quá 1,5 phút/ 1HS) Bài 1. Bài đọc: “Người mẹ” (Tiếng Việt 3- Tập 1 –trang 29) * Đọc đoạn 2: “Đến một ngã ba.....chỉ đường cho bà” * TLCH: Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? Bài 2. Bài đọc “Người lính dũng cảm ” (Tiếng Việt 3- Tập 1 - Trang 38) * Đoạn 3: “Giờ học hôm sau.....luống hoa” * TLCH: Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp? Bài 3. Bài đọc “ Nhớ lại buổi đầu đi học” (Tiếng Việt 3- Tập 1 - Trang 51) * Đoạn 3: " Cũng như tôi...” đến hết. * TLCH: Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò trong buổi tựu trường. Bài 4. Bài đọc “Trận bóng dưới lòng đường” (Tiếng Việt 3 - Tập 1 – Trang 53) * Đoạn 3: “Từ một gốc cây ..... ”đến hết. * TLCH: Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra. Bài 5. Bài đọc " Các em nhỏ và cụ già" (Tiếng Việt 3 - Tập 1 – Trang 63) * Đoạn 2: “Bỗng các em dừng lại .....thử hỏi xem. ” * TLCH: Điều gì gặp trên đường khiến các em nhỏ phải dừng lại? HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM Đọc thành tiếng 5 điểm - Học sinh đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm. Sai từ 4 tiếng trở lên: 0 điểm) - Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 4 chỗ: 0,5 điểm; trên 4 chỗ: 0 điểm) - Giọng đọc có biểu cảm phù hợp với đoạn văn cần đọc:1 điểm . - Tốc độ khoảng 50 tiếng /1 phút: 1 điểm (Đọc quá từ 1 đến 2 phút: 0,5 điểm; 2 phút trở lên: 0 điểm) - Trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ ý: 1 điểm Gợi ý: Bài 1: Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá. Bụi gai chỉ đường cho bà. Bài 2: Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa. Bài 3: Mấy học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng, muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Bài 4: Quang lén nhìn sang. Quang sợ tái cả người. Cậu bé vừa chạy theo xích lô, vừa mếu máo: Ông ơi.... Cụ ơi....! Cháu xin lỗi cụ. Bài 5: Các em nhỏ phải dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông ông cụ mệt mỏi, cặp mát lộ rõ vẻ u sầu. TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 B- KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) 1. Chính tả (5 điểm) a. Nghe- viết (Thời gian 15 phút): Bài viết: "Trận bóng dưới lòng đường” (Tiếng Việt 3- Tập 1 - Trang 54) Viết đoạn: “Một chiếc xích lô....” đến hết. b. Bài tập (Thời gian 5 phút): Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau: - Giữ chặt lòng bàn tay. - Rất nhiều. - Loại gạo dùng để thổi xôi, làm bánh. - Trái nghĩa với "già". 2. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em biết. ( Thời gian 25 phút) TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 B- KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) 1. Chính tả (5 điểm) a. Nghe- viết (Thời gian 15 phút): Bài viết: "Trận bóng dưới lòng đường” (Tiếng Việt 3- Tập 1 - Trang 54) Viết đoạn: “Một chiếc xích lô....” đến hết. b. Bài tập (Thời gian 5 phút): Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau: - Giữ chặt lòng bàn tay. - Rất nhiều. - Loại gạo dùng để thổi xôi, làm bánh. - Trái nghĩa với "già". 2. Tập làm văn (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em biết. ( Thời gian 25 phút) HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC 2012 - 2013 A. KIỂM TRA ĐỌC:10 điểm 1. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm Câu 1,2,3,4: Mỗi câu 0,5 điểm Câu 1: ý 2 Câu 2: ý 3 Câu 3: ý 1 Câu 4: ý 2 Câu 5: 1 điểm.Gạch chân những sự vật so sánh trong mỗi câu thơ 0,5 điểm: a) Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Câu 6 : 1 điểm. Ghi lại bộ phận trả lời câu hỏi Ai? trong câu: em và các bạn Câu 7:1 điểm. Đặt dấu phẩy vào mỗi vị trí thích hợp trong đoạn văn: được 0,25 điểm Hằng năm, cứ vào đầu mùa xuân, trường em lại tổ chức trồng cây. Mọi người thường nhổ cỏ và tưới cho cây xanh tốt. Sau những tháng nghỉ hè, chúng em lại náo nức tới trường để gặp thầy, gặp bạn. Cây cối ở đây đã xum xuê hơn nhiều. B- KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) 1. Chính tả: 5 điểm * Bài viết: 4 điểm - Cách đánh lỗi: Học sinh viết sai, lẫn phụ âm đầu, vần, thanh, lỗi viết hoa, viết thừa, thiếu chữ ghi tiếng, cứ 5 lỗi trừ 2 điểm. - Bài viết không mắc lỗi nhưng sai khoảng cách, độ cao, chữ viết không đều nét, trình bày bẩn, toàn bài trừ 1 điểm * Bài tập: 1 điểm (Tìm đúng mỗi từ theo yêu cầu được 0,25 điểm) 2. Tập làm văn: 5 điểm. - Học sinh biết viết một đoạn văn (kể về một người hàng xóm mà em biết) đảm bảo nội dung và hình thức, diễn đạt lưu loát, rõ ý, đúng ngữ pháp, không sai chính tả, trình bày sạch sẽ, được 5 điểm. - Tuỳ theo mức độ sai sót của học sinh, giáo viên có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1- 0,5
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ki_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc.doc