Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Cổ Bì (Có đáp án)
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc hiểu (7 điểm) – Thời gian làm bài: 35 phút.
Bài đọc: Giọt sương
Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Giọt sương đã ngủ ở đó suốt cả đêm. Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót xung quanh nó mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như hạt ngọc. Nó chỉ là một giọt nước nhỏ xíu, hiền lành. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi soi mình vào đó bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững.
Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.
“Tờ - rích, tờ - rích”…Một chị vành khuyên bay đến, đậu trên hàng rào. Ông mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì lăn xuống đất. Nó vội cất giọng thì thầm:
- Chị đến thật đúng lúc! Em sinh ra chính là để dành cho chị đây!
Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay.
Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai.
Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.
(Theo Trần Đức Tiến)
Em hãy đọc bài “Giọt sương” và khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu trong mỗi câu sau:
Câu 1.(0,5 điểm) Giọt sương được miêu tả như thế nào?
A. Giọt sương có hình tròn, nằm im trên lá.
B. Giọt sương là một giọt nước lấp lánh như hạt ngọc, nhỏ xíu, hiền lành, trong vắt, đến mức có thể soi mình vào đó.
C. Giọt sương giống hạt mưa đậu trên lá mồng tơi.
Câu 2.(0,5 điểm) Giọt sương biết được điều gì sắp đến với mình?
A. Khi mặt trời lên cao, nó sẽ trở nên lấp lánh hơn.
B. Nó sẽ không tồn tại được lâu vì khi mặt trời lên cao nó sẽ tan biến vào không khí.
C. Nó sẽ bay vào không khí, trở thành đám mây lơ lửng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Cổ Bì (Có đáp án)
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 ( Nội dung kiểm tra đọc hiểu văn bản) Số TT Mạch kiến, thức kĩ năng Số câu & số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Kiến thức tiếng Việt: - Nhận biết được tác dụng của dấu phẩy trong câu. - Nhận biết được các quan hệ từ trong câu. - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật có trong bài đọc. - Nắm vững ý nghĩa, cấu tạo của câu ghép, nhận biết được câu ghép. Xác định được vị ngữ trong câu. Số câu 1 2 1 1 5 Câu số 3 9,10 11 6 Số điểm 0,5 1 1 0,5 3 2 Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. - Hiểu nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận biết được nhân vật trong bài đọc, biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tiễn. Số câu 4 2 1 7 Câu số 1,2,4,7 5,8 12 Số điểm 2 1 1 4 Tổng Số câu 4 3 2 1 1 1 12 Số điểm 2 1,5 1 1 0,5 1 7 TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Họ và tên: Lớp 5 Ngày kiểm tra: Điểm đọc Điểm viết Điểm chung Giáo viên coi Giáo viên chấm .............................. .............................. .............................. .............................. A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Kiểm tra đọc hiểu (7 điểm) – Thời gian làm bài: 35 phút. Bài đọc: Giọt sương Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Giọt sương đã ngủ ở đó suốt cả đêm. Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót xung quanh nó mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như hạt ngọc. Nó chỉ là một giọt nước nhỏ xíu, hiền lành. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi soi mình vào đó bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững. Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí. “Tờ - rích, tờ - rích”Một chị vành khuyên bay đến, đậu trên hàng rào. Ông mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì lăn xuống đất. Nó vội cất giọng thì thầm: - Chị đến thật đúng lúc! Em sinh ra chính là để dành cho chị đây! Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay. Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai. Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên. (Theo Trần Đức Tiến) Em hãy đọc bài “Giọt sương” và khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu trong mỗi câu sau: Câu 1.(0,5 điểm) Giọt sương được miêu tả như thế nào? A. Giọt sương có hình tròn, nằm im trên lá. B. Giọt sương là một giọt nước lấp lánh như hạt ngọc, nhỏ xíu, hiền lành, trong vắt, đến mức có thể soi mình vào đó. C. Giọt sương giống hạt mưa đậu trên lá mồng tơi. Câu 2.(0,5 điểm) Giọt sương biết được điều gì sắp đến với mình? A. Khi mặt trời lên cao, nó sẽ trở nên lấp lánh hơn. B. Nó sẽ không tồn tại được lâu vì khi mặt trời lên cao nó sẽ tan biến vào không khí. C. Nó sẽ bay vào không khí, trở thành đám mây lơ lửng. Câu 3.(0,5 điểm) Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Nó chỉ là một giọt nước nhỏ xíu, hiền lành. B. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí. C. Những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, chúng nhảy nhót xung quanh giọt sương. Câu 4.(0,5 điểm) Vì sao giọt sương mừng rỡ suýt lăn xuống đất khi thấy vành khuyên? A. Vì giọt sương biết cuộc sống của mình ngắn ngủi nhưng nhờ giúp ích cho vành khuyên, nó sinh ra không phải là vô ích. B. Vì giọt sương quý vành khuyên nên chỉ muốn được gặp vành khuyên trước khi bị tan biến. C. Vì giọt sương rất thích nghe tiếng hót của chim vành khuyên. Câu 5.(0,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S: Từ “nó” trong câu: “Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.” dùng để chỉ: A. Giọt sương B. Lá mùng tơi Câu 6.(0,5 điểm) Khi miêu tả giọt sương, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? . Câu 7.(0,5 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng: Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì........................................................... Câu 8.(0,5 điểm) Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Khoanh tròn vào “Đúng” hoặc “Sai” Thông tin Trả lời Khi soi mình vào giọt sương, ta nhìn thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững. Đúng/Sai Giọt sương biết mình tồn tại được lâu. Đúng/Sai Câu 9. (0,5 điểm) Vị ngữ trong câu Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí. là: ........................................................................................................................... Câu 10.(0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu Nó chỉ là một giọt nước nhỏ xíu, hiền lành. dùng để: ..................................................................................... Câu 11.(1 điểm) Câu sau có mấy quan hệ từ ? Ghi lại các quan hệ từ đó. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi nếu soi mình vào đó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, dòng sông và bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững. ................................................................................................... Câu 12.(1 điểm) Vì sao tác giả viết “Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.”? ... . II. Đọc thành tiếng (3 điểm). Điểm đọc thành tiếng:................ ___________________Hết___________________ TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Nội dung kiểm tra viết) I. Chính tả (2 điểm). Thời gian viết bài: 20 phút Bài viết: Tranh làng Hồ Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. II. Tập làm văn (8 điểm). Thời gian làm bài 35 phút Đề bài: Em hãy tả lại một người thân trong gia đình em. ____________________Hết__________________ TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 ( Nội dung kiểm tra đọc hiểu văn bản) Câu 1. (0,5 điểm) Khoanh vào đáp án B Câu 2. (0,5 điểm) Khoanh vào đáp án B Câu 3. (0,5 điểm) Khoanh vào đáp án C Câu 4. (0,5 điểm) Khoanh vào đáp án A Câu 5. (0,5 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm S Đ A. Giọt sương B. Lá mùng tơi Câu 6. (0,5 điểm) Khi miêu tả giọt sương, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh. HS viết đúng 1 biện pháp được 0,25 điểm. Câu 7. (0,5 điểm) Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì lăn xuống đất. Câu 8. (0,5 điểm) Mỗi ý đúng : 0,25 điểm Thông tin Trả lời Khi soi mình vào giọt sương, ta nhìn thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững. Đúng/Sai Giọt sương biết mình tồn tại được lâu. Đúng/Sai Câu 9. (0,5 điểm) vị ngữ : sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí. Câu 10. (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu Nó chỉ là một giọt nước nhỏ xíu, hiền lành. dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu 11. (1 điểm) Có 3 quan hệ từ. Đó là những từ: nếu, và, với HS viết thừa (thiếu) 1 quan hệ từ trừ 0,25 điểm, thiếu 2 quan hệ từ được 0,5 điểm. Câu 12. (1 điểm) Tác giả viết “Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.” vì giọt sương tuy bé nhỏ, lại không tồn tại được lâu nhưng nó đã giúp ích cho vành khuyên. Nó vẫn làm được việc có ích cho đời. Tùy theo câu trả lời của học sinh, giáo viên cho điểm phù hợp. _____________________Hết____________________ TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 ( Nội dung kiểm tra đọc thành tiếng) - Học sinh bốc thăm chọn một trong các bài đọc 2 điểm - Trả lời câu hỏi 1 điểm HS bốc thăm 1 trong 5 bài, đọc cá nhân một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi. Căn cứ vào số lượng từ trong từng đoạn, giáo viên đánh giá và ghi điểm. Tiêu chuẩn cho điểm đọc : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. Bài 1: Một vụ đắm tàu (SGK- Tiếng Việt 5- Tập 2- Trang 108) Đọc đoạn: "Từ đầu... mái tóc băng cho bạn" Câu hỏi 1: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. Trả lời: Bố của Ma-ri-ô mới mất nên cậu về quên sống với họ hàng. Giu-li-ét ta đang trên đường về nhà với bố mẹ. Câu hỏi 2: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? Trả lời: Thấy bạn bị ngã, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Bài 2: Con gái (SGK- Tiếng Việt 5- Tập 2- Trang 112) Đọc đoạn: "Từ đầu... tức ghê " Câu hỏi 1: Những chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn xem thường con gái? Trả lời: Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: "Lại một vịt trời nữa.", cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn. Câu hỏi 2: Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? Trả lời: Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ tưới rau, chẻ củi rồi nấu cơm giúp mẹ. Bố đi công tác, mẹ mới sinh em, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ dũng cảm lao xuống dòng nước để cứu bạn Hoan. Bài 3: Công việc đầu tiên (SGK- Tiếng Việt 5- Tập 2- Trang 126 ) Đọc đoạn : "Nhận công việc vinh dự... như vậy rồi quen, em ạ!" Câu hỏi 1: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? Trả lời: Chị thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm, đêm ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Câu hỏi 2: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? Trả lời: Khoảng 3 giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay chị bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Bài 4: Sang năm con lên bảy (SGK- Tiếng Việt 5- Tập 2- Trang 149) Đọc cả bài Câu hỏi 1: Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp? Trả lời: Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con Câu hỏi 2: Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên? Trả lời: Thế giới tuổi thơ thay đổi ngược lại với tất cả những gì mà trẻ con cảm nhận: Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa. Bài 5: Nếu trái đất thiếu trẻ con (SGK- Tiếng Việt 5- Tập 2- Trang 157) Đọc 3 khổ thơ đầu. Câu hỏi 1: Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai? Trả lời: Nhân vật tôi là tác giả Đỗ Trung Lai và nhân vật Anh là phi công vũ trụ Pô-pốp. Câu hỏi 2: Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh? Trả lời: Các bạn vẽ đầu của phi công vũ trụ Pô-pốp rất to, đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó có rất nhiều sao trời. Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa, cả thế giới quàng khăn quàng đỏ, anh hùng là những đứa trẻ lớn hơn. _______________________Hết______________________ TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 ( Nội dung kiểm tra viết) I. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. Tùy theo mức độ giáo viên chấm từ: 0 điểm – 0,25 điểm – 0,5 điểm -0,75 điểm – 1 điểm. - Viết đúng chính tả: 1 điểm. Mỗi lỗi sai trừ 0,2 điểm (Toàn bài trừ điểm lỗi chính tả tối đa 1 điểm). II. Tập làm văn (8 điểm) Học sinh viết được bài văn theo đúng nội dung yêu cầu đề bài, đảm bảo đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) theo yêu cầu đã học. 1. Mở bài: Giới thiệu được người định tả: 1 điểm 2. Thân bài: 6 điểm + Tả hình dáng bên ngoài: 1,5 điểm + Tả tính tình, thói quen,... : 1,5 điểm (HS có thể tả kết hợp) + Cảm xúc: 1 điểm. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng: 0,5 điểm - Không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 0,5 điểm - Có sáng tạo khi viết bài: 1 điểm 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người đã tả : 1 điểm Tùy theo mức độ bài viết của học sinh, giáo viên cho điểm theo các mức : 8 – 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5... ________________Hết_________________
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2016.doc