Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Cổ Bì (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc hiểu (7 điểm) – Thời gian làm bài: 35 phút.

Bài đọc: Hoa tóc tiên

 

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một mảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm bông hoa tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. 

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà, nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình…

                                                                                                            Theo Băng Sơn

Em hãy đọc bài “Hoa tóc tiên” và khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu trong mỗi câu sau:

Câu 1. Cây tóc tiên được trồng ở đâu?

A. Ở vườn nhà tôi (tác giả)             B. Ở vườn nhà thầy giáo               C. Ở vườn trường 

Câu 2. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên là do:     

A. Lá giống tóc cô tiên.       

doc 8 trang Huy Khiêm 25/09/2023 2840
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Cổ Bì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Cổ Bì (Có đáp án)

Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Cổ Bì (Có đáp án)
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ
MA TRẬN 
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
( Nội dung kiểm tra đọc hiểu văn bản)
TT
Chủ đề
Mạch KT, KN
Mức 1
(30%)
Mức 2
(20%)
Mức 3 
(30%)
Mức 4 
(20%)
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
4
1
1
1
7
Số điểm
2
0,5
0,5
0,5
3,5
2
Kiến thức
Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
4
Số điểm
1
0,5
1
1
3,5
Tổng
Số câu
4
1
1
2
1
1
1
11
Số điểm
2
0,5
1
1
1
1
1
7
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Họ và tên: Lớp 4
Ngày kiểm tra:
Điểm đọc
Điểm viết
Điểm chung
Giáo viên coi 
Giáo viên chấm 
..............................
..............................
..............................
..............................
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc hiểu (7 điểm) – Thời gian làm bài: 35 phút.
Bài đọc: Hoa tóc tiên
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một mảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm bông hoa tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. 
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà, nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình
 	 	Theo Băng Sơn
Em hãy đọc bài “Hoa tóc tiên” và khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu trong mỗi câu sau:
Câu 1. Cây tóc tiên được trồng ở đâu?
A. Ở vườn nhà tôi (tác giả)	B. Ở vườn nhà thầy giáo	 C. Ở vườn trường 
Câu 2. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên là do: 
A. Lá giống tóc cô tiên. 	
B. Cây xanh tốt quanh năm.
C. Tóc những cô tiên không bao giờ bạc.
Câu 3. Hoa tóc tiên nở vào mùa nào? 
A. Mùa xuân.	B. Mùa hạ	C. Mùa thu 
Câu 4. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với:
A. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương. 
B. Mùi thơm mát của sương đêm.
C. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh.
Câu 5. Trong câu: Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Tác giả tả hoa tóc tiên bằng giác quan nào? 
A. Thị giác	B. Thính giác	C. Khứu giác
Câu 6. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì? 
A. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.
B. Buổi sáng và nếp sống tinh khiết, giản dị, trong sáng của thầy giáo.
C. Một loài cỏ thơm.
Câu 7. Dòng nào nêu đúng nội dung của bài văn?
A. Bài văn miêu tả vẻ đẹp của cây và hoa tóc tiên.
B. Bài văn kể về kỉ niệm của tác giả với thầy giáo cũ.
C. Bài văn miêu tả vẻ đẹp của hoa tóc tiên, qua đó nói lên phẩm chất cao đẹp của người thầy. 
Câu 8. Từ nào sau đây là từ láy? 
A. tóc tiên	B. xanh biếc	C. um tùm 
Câu 9. Xác định từ loại của mỗi từ gạch chân trong câu văn sau:
Thầy giáo tôi đã mất.
.......................................................................................................................................................
Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau: Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới.
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Câu 11. Viết một câu kể “Ai thế nào?” nói về một loài hoa trong đó có bộ phận trạng ngữ.
.......................................................................................................................................................
II. Đọc thành tiếng (3 điểm)	Điểm đọc thành tiếng:............. 
_____________Hết_____________
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
(Nội dung kiểm tra viết)
I. Chính tả (2 điểm). Thời gian viết bài: 20 phút
Rừng phương Nam
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng.
	Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
	(Theo Đoàn Giỏi)
2. Tập làm văn (8 điểm). Thời gian làm bài: 35 phút.
Học sinh chọn một trong hai đề bài sau:
Đề 1: Tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
Đề 2: Hãy tả một con vật gần gũi, thân thuộc đối với em.
________________Hết_________________
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ
HƯỚNG DẪN CHẤM 
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
( Nội dung kiểm tra đọc hiểu văn bản)
Từ câu 1 đến cấu 8, mỗi câu trả lời đúng được: 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
B
A
B
A
A
B
C
C
 Câu 9.(1 điểm).
- Xác định đúng từ loại của mỗi từ gạch chân trong câu:	0,5 điểm.
- Đáp án: Danh từ: thầy giáo; Động từ: mất 
Câu 10.(1 điểm) Xác định đúng mỗi thành phần CN hoặc VN được 0,5 điểm.
- Chủ ngữ: những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. 
- Vị ngữ là: mọc um tùm với nhau.
Câu 11.(1 điểm) 
- HS viết đúng kiểu câu Ai thế nào? theo yêu cầu: nói về một loài hoa và có bộ phận trạng ngữ được 1 điểm.
- Câu viết về một loài hoa nhưng thiếu bộ phận trạng ngữ trừ 0,25 điểm.
- Viết thiếu dấu câu, không viết hoa đầu câu, sai lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
- Đặt câu Ai thế nào nhưng không nói về một loài hoa không ghi điểm.
____________Hết____________
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ
ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
( Nội dung kiểm tra đọc thành tiếng)
- Học sinh bốc thăm chọn một trong các bài đọc: 	2 điểm
- Trả lời câu hỏi: 	1 điểm
HS bốc thăm 1 trong 5 bài, đọc cá nhân một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi. Căn cứ vào số lượng từ trong từng đoạn, giáo viên đánh giá và ghi điểm.
Tiêu chuẩn cho điểm đọc :
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 	1 điểm.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 	1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 	1 điểm.
Bài 1: Hoa học trò (SGK Tiếng Việt 4 tập 2 -Trang 43)
- Câu hỏi: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
- Trả lời: Vì phượng là loại cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò, được trồng nhiều ở các sân trường, nở vào mùa thi, mùa hè, gắn liền với những kỉ niệm của tuổi học trò.
Bài 2: Khuất phục tên cướp biển. ( SGK TV 4 tập 2 -Trang 66)
- Câu hỏi: Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
- Trả lời: Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm
- Bài 3: Đường đi Sa Pa. (Tiếng Việt 4- tập 2-Trang 102)
- Câu hỏi: Những câu văn nào trong bài miêu tả sự đổi mùa trong ngày kì lạ, độc đáo của Sa Pa?
- Trả lời: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
- Bài 4: Trăng ơi từ đâu đến? ( Tiếng Việt 4- tập 2-Trang 107)
- Câu hỏi: Trong hai khổ thơ đầu ,trăng được so sánh với những gì?
- Trả lời: Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
- Bài 5: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Tiếng Việt 4- tập 2-Trang 114)
- Câu hỏi: Em có nhận xét gì về công việc của một nhà thám hiểm? Theo em, để trở thành nhà thám hiểm cần có những đức tính gì?
- Trả lời: Công việc của một nhà thám hiểm rất vất vả, nguy hiểm. Để trở thành nhà thám hiểm cần có đức tính dũng cảm, gan dạ, tinh thần vượt khó và lòng ham hiểu biết.
______________Hết_____________
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
( Nội dung kiểm tra viết)
I. Chính tả (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. Tùy theo mức độ giáo viên chấm từ: 0 điểm – 0,25 điểm – 0,5 điểm -0,75 điểm – 1 điểm.
- Viết đúng chính tả: 1 điểm. Mỗi lỗi sai trừ 0,2 điểm (Toàn bài trừ điểm lỗi chính tả tối đa 1 điểm).
II. Tập làm văn (8 điểm)
Học sinh viết được bài văn theo đúng nội dung yêu cầu đề bài, đảm bảo đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) theo yêu cầu đã học. Bài đạt 8 điểm phải đảm bảo các yêu cầu sau :
Đề 1: 
Có đủ 3 phần của bài văn tả cây cối theo đúng yêu cầu đã học :
a) Mở bài: Giới thiệu về tên loại cây định tả.	1 điểm
b) Thân bài:	6 điểm
+ Tả bao quát đặc điểm của cây	2 điểm
+ Tả từng bộ phận tiêu biểu của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây 	2 điểm
+ Nêu được lợi ích của cây 	2 điểm
c) Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây 	1 điểm
* HS dùng từ sinh động, tự nhiên, viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm sau: 7,5 - 7 - 6,5 - 6 - 5,5 - 5 - 4,5 - 4 - 3,5...
Đề 2: 
Có đủ 3 phần của bài văn tả con vật theo đúng yêu cầu đã học . 
a) Mở bài: Giới thiệu được con vật định tả: 	1 điểm
b) Thân bài: 	6 điểm
+ Tả các đặc điểm ngoại hình của con vật: 	2 điểm
+ Tả thói quen sinh hoạt, một vài hoạt động chính của con vật:	2 điểm
+ Nêu được lợi ích của con vật và 1 vài việc làm thể hiện ý thức chăm sóc bảo vệ động vật	2 điểm 
c) Kết bài: Nêu được suy nghĩ, tình cảm của mình đối với con vật đó một cách hợp lí: 1 điểm
 * Lưu ý: Bài viết đúng ngữ pháp, có cảm xúc, dùng từ đúng, ý sinh động, không sai chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm sau: 7,5 - 7 - 6,5 - 6 - 5,5 - 5 - 4,5 - 4 - 3,5...
________________Hết_________________

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2.doc