Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
I. Chính tả : (5 điểm)
1. Bài viết : (4 điểm) Thời gian 15 phút.
Chim công múa (Nghe – viết)
Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm ăn giữa rừng. Chim công cũng bới như gà, ăn mối, ăn kiến, ăn sâu bọ như gà nhà. Khi kiếm ăn hay nhởn nhơ dạo xung quanh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cây cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giấy khép hờ. Nhưng khi con công mái kêu “cút, cút” thì lập tức con đực cũng lên tiếng “ực, ực” đáp lại, đồng thời xòe bộ đuôi thành một chiếc ô rực rỡ che rợp cả con mái.
Theo Hồ Thủy Giang
2. Bài tập: (1 điểm) Thời gian 5 phút.
Điền d, r hoặc gi vào từng chỗ trống cho phù hợp.
....ày dép keo ...án con ...án ...ành mạch ...ang cánh
II. Tập làm văn: ( 5 điểm) Thời gian 40 phút
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
- Trong gia đình em hoặc gia đình em quen biết có nuôi nhiều các con vật. Em hãy tả một con vật nuôi mà em yêu thích.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY Điểm ............................ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Phần đọc hiểu) Ngày 17 tháng 5 năm 2013 (Thời gian làm bài: 25 phút không kể giao đề) Họ và tên: ................................................................. Líp: ................ I- ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: Đi xe ngựa Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái “tróc” là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài và khi tiếng kèn anh bóp “tò te tò te” thì nó qua mặt trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi. Cầm dây cương, tôi giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm. Theo Nguyễn Quang Sáng Câu 1: Đọc thầm bài đọc trên và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: a) Câu: “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương” miêu tả đặc điểm của con ngựa nào? Con ngựa Ô Con ngựa Cú Cả hai con ngựa b) Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô? Vì nó chở được nhiều khách Vì nước chạy kiệu của nó rất bền Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá c) Câu: “Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền.” là câu kể: A. Ai làm gì ? B. Ai thế nào ? C. Ai là gì ? d) Trạng ngữ trong câu: “Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.” là: A. Thỉnh thoảng B. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng C. Đến những đoạn đường vắng e) Bài này có mấy danh từ riêng ? A. Hai danh từ riêng, đó là......................................................................................................... B. Ba danh từ riêng, đó là........................................................................................................... C. Bốn danh từ riêng, đó là......................................................................................................... Câu 2: Đặt một câu khiến có từ “phải” ở trước động từ. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 3: Chuyển câu kể sau thành câu hỏi, câu cảm. Bạn Diệu Thảo vừa học giỏi vừa hát hay. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 4: Đặt một câu kể Ai làm gì ? trong đó có trạng ngữ ở đầu câu. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu em vừa đặt. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... II- ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 5 ®iÓm) ( Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm bài đọc, mỗi em đọc không quá 2 phút) Giáo viên coi Giáo viên chấm ( Kí và ghi rõ họ tên) ( Kí và ghi rõ họ tên) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY ............................ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 (PHẦN KIỂM TRA VIẾT) Ngày 17 tháng 5 năm 2013 ĐỀ BÀI I. Chính tả : (5 điểm) 1. Bài viết : (4 điểm) Thời gian 15 phút. Chim công múa (Nghe – viết) Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm ăn giữa rừng. Chim công cũng bới như gà, ăn mối, ăn kiến, ăn sâu bọ như gà nhà. Khi kiếm ăn hay nhởn nhơ dạo xung quanh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cây cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giấy khép hờ. Nhưng khi con công mái kêu “cút, cút” thì lập tức con đực cũng lên tiếng “ực, ực” đáp lại, đồng thời xòe bộ đuôi thành một chiếc ô rực rỡ che rợp cả con mái. Theo Hồ Thủy Giang 2. Bài tập: (1 điểm) Thời gian 5 phút. Điền d, r hoặc gi vào từng chỗ trống cho phù hợp. ....ày dép keo ...án con ...án ...ành mạch ...ang cánh II. Tập làm văn: ( 5 điểm) Thời gian 40 phút Học sinh chọn một trong hai đề sau: Trong gia đình em hoặc gia đình em quen biết có nuôi nhiều các con vật. Em hãy tả một con vật nuôi mà em yêu thích. Em hãy tả lại một cây bóng mát trên sân trường em. .......................... Hết ...................... PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY ............................ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2012 – 2013 Ngày 17 tháng 5 năm 2013 ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG A. Bài đọc: - Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: Bài 1: Dù sao trái đất vẫn quay ( Tiếng Việt 4 - tập 2 – trang 85) - Đọc đoạn : Từ đầu đến “ chúa trời”. - Câu hỏi: Ý kiến của Cô-péc-ních có gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? - Gợi ý trả lời: Cô-péc-ních đã chứng minh ngược lại: Chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Bài 2: Trăng ơi từ đâu đến ? ( Tiếng Việt 4 - tập 2 – trang 108) - HS đọc toàn bộ bài thơ. Câu hỏi : Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì ? - Gợi ý trả lời: Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá. Bài 3: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất. ( Tiếng Việt 4 - tập 2 – trang 114) - Học sinh đọc từ đầu .. mới tìm được là Thái Bình Dương. Câu hỏi: Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? - Gợi ý trả lời: Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. Bài 4: Dòng sông mặc áo. ( Tiếng Việt 4 - tập 2 – trang 118) - HS đọc toàn bộ bài thơ. Câu hỏi: Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày ? - Gợi ý trả lời: Nắng lên – áo lụa đào thướt tha; trưa – xanh như mới may; chiều tối – áo hây hây ráng vàng; tối- áo nung tím; đêm khuya – áo đen, sáng ra - lại mặc áo hoa. Bài 5: Con chuồn chuồn nước ( Tiếng Việt 4 - tập 2 – trang 127) - HS đọc đoạn “Ôi chao! và lặng sóng.” Hỏi: Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hinhg ảnh so sánh nào? - Gợi ý: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; Hai con mắt long lanh như thủy tinh; Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu; Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân. Bài 6: Vương quốc vắng nụ cười ( Tiếng Việt 4 - tập 2 – trang 143) - Đoạn đọc: từ đầu cho đến ... đều bật cười thành tiếng. - Câu hỏi : Trong đoạn em vừa đọc, cậu bé phát hiện ra chuyện buồn cười ở đâu? - Gợi ý trả lời: ở xung quang cậu; ở nhà vua- quên lau miệng, bên mép vẫn dính hạt cơm; ở quan coi vườn ngự uyển – trong túi có quả táo đang cắn dở ... II. Biểu điểm chấm: - Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng, bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với đoạn văn cần đọc. Tốc độ khoảng 90 tiếng / 1 phút. Mỗi học sinh đọc không quá 2 phút: 4 điểm - Học sinh trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm Lưu ý: GV cho điểm cần căn cứ mức độ trả lời của học sinh không nhất thiết đúng hệt như gợi ý. KiÓm tra ®Þnh k× cuèi nĂM N¨m häc 2012 - 2013 Híng dÉn chÊm TIẾNG VIỆT líp 4 I) ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: 5 điểm Câu 1: (2,5 điểm) Mỗi ý khoanh đúng cho 0,5 điểm. Đáp án: Ý a: B ý b: C ý c: A ý d: B ý e: C Câu 2: ( 0,5 điểm) Câu 3: (1 điểm) HS chuyển đúng mỗi câu được 0,5 đ. Câu 4: ( 1 điểm) HS đặt đúng kiểu câu được 0,5 điểm, xác định đúng: 0,5 điểm. II) KIỂM TRA VIẾT: I) Chính tả: (5 điểm) 1) Bài viết: 4 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng; trình bày đúng, sạch, đẹp: 4 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, lỗi viết hoa...) trừ 0,4 điểm. - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài. 2) Bài tập: 1 điểm Đúng mỗi từ cho 0,25 điểm II) TẬP LÀM VĂN (5 điểm) - Viết được bài văn đúng thể loại (tả một cây bóng mát hoặc một con vật nuôi) theo yêu cầu của đề bài. Bài văn có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; nội dung bài văn có đủ các ý cơ bản, diễn đạt tương đối rõ ràng, mạch lạc. (3đ) - Viết câu đúng ngữ pháp; chấm phẩy rõ ràng; từ sử dụng đúng, phù hợp; câu văn bước đầu có hình ảnh, cảm xúc... (1đ) - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp; không mắc lỗi chính tả. (1đ) * Cách tính điểm: - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, trình bày mà GV có thể cho các mức điểm cho phù hợp: 5- 4,5 – 4 - 3,5 – 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5 Điểm môn Tiếng Việt = (điểm viết + điểm đọc) :2 (làm tròn 0,5 thành 1)
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2.doc