Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)

I) ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP:  ( Thời gian 25 phút)

                                          Bài đọc : Tết làng

        Tết lại sắp đến rồi. Làng tấp nập vui như hội. Mấy cây đào ngoài đền đã phơ phất những bông hoa màu hồng mỏng tang. Cây mận bố trồng kỉ niệm ngày tôi ra đời, hoa đã trắng muốt. Lúa đã cấy kín đồng. Nước đã đủ, ruộng nào cũng lấp lánh như gương. Lúa mới cấy, lá cây mạ bị cắt ngọn, còn cứng, chưa có lá mềm vẫy gió.Trời trong, nhìn rõ ràng làng bên có những ngọn cau nhô hẳn lên. Mấy cái cầu ao bằng tre hoặc bằng thanh tà vẹt cũ lúc nào cũng đông. Người đãi đỗ, người rửa lá dong, người giặt chiếu, có người còn làm lòng lợn khiến đàn rô non nhảy đớp mồi loạn xạ.

        Từ đầu đến cuối làng, tiếng gọi nhau í ới. Lợn kêu eng éc. Ai cũng vội. Hình như Tết đang đuổi phía sau lưng. Ông thủ từ đã đánh bóng các đồ thờ. Nhà chùa đã đóng oản, mỗi phẩm oản đặt trên một cái lá mít cắt tròn. Tường hoa ngoài đình đã quét vôi trắng lốp. Những nhà nghèo cũng đã đủ gạo nếp, đậu xanh, con gà, bó măng. Mật đã mua, sẽ có món chè con ong ngọt sắc. Nải chuối xanh, mấy quả cam vàng, chùm quất, thành mâm ngũ quả trên bàn thờ lung linh ánh nến. Lá cờ ngũ hành xanh đỏ tím vàng trắng đã được treo cao giữa sân đình. Còn ở chùa lại treo một cái phướn ngũ sắc dài.

        Điều lạ là cả làng không có tiếng vịt kêu. Mọi người kiêng ăn thịt vịt, sợ rông. Không khí mùa xuân thật náo nức. Trường đã nghỉ học. Sẽ có tắm tất niên bằng nồi nước lá mùi già thơm ngào ngạt. Mấy nhà đông con đã đánh gộc tre để đun bánh chưng. Người ta đã nhìn thấy nhiều người mặc quần áo đẹp từ đâu đó về ăn Tết. Có người xách va li, có người đeo ba lô. Nhiều người còn mang về cả cành đào, cành hoa bằng giấy trang kim để làm hoa thờ.

   Câu 1. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái tr­ước câu trả lời đúng nhất: 

    a)  Dấu hiệu nào cho biết Tết sắp đến, xuân đã về?         

             A. Cây đào, cây mận ra hoa.  .

B. Lúa đã cấy kín đồng.

C. Cả làng không có tiếng vịt kêu

doc 6 trang Huy Khiêm 15/10/2023 2980
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)

Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY
Đ:
V:
C:
............................
 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 
(PHẦN KIỂM TRA ĐỌC)
Ngày 26 tháng 12 năm 2013
 Họ và tên: ......................................................... Líp:..............
 I) ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: ( Thời gian 25 phút)
 Bài đọc : Tết làng
 Tết lại sắp đến rồi. Làng tấp nập vui như hội. Mấy cây đào ngoài đền đã phơ phất những bông hoa màu hồng mỏng tang. Cây mận bố trồng kỉ niệm ngày tôi ra đời, hoa đã trắng muốt. Lúa đã cấy kín đồng. Nước đã đủ, ruộng nào cũng lấp lánh như gương. Lúa mới cấy, lá cây mạ bị cắt ngọn, còn cứng, chưa có lá mềm vẫy gió.Trời trong, nhìn rõ ràng làng bên có những ngọn cau nhô hẳn lên. Mấy cái cầu ao bằng tre hoặc bằng thanh tà vẹt cũ lúc nào cũng đông. Người đãi đỗ, người rửa lá dong, người giặt chiếu, có người còn làm lòng lợn khiến đàn rô non nhảy đớp mồi loạn xạ.
 Từ đầu đến cuối làng, tiếng gọi nhau í ới. Lợn kêu eng éc. Ai cũng vội. Hình như Tết đang đuổi phía sau lưng. Ông thủ từ đã đánh bóng các đồ thờ. Nhà chùa đã đóng oản, mỗi phẩm oản đặt trên một cái lá mít cắt tròn. Tường hoa ngoài đình đã quét vôi trắng lốp. Những nhà nghèo cũng đã đủ gạo nếp, đậu xanh, con gà, bó măng. Mật đã mua, sẽ có món chè con ong ngọt sắc. Nải chuối xanh, mấy quả cam vàng, chùm quất, thành mâm ngũ quả trên bàn thờ lung linh ánh nến. Lá cờ ngũ hành xanh đỏ tím vàng trắng đã được treo cao giữa sân đình. Còn ở chùa lại treo một cái phướn ngũ sắc dài.
 Điều lạ là cả làng không có tiếng vịt kêu. Mọi người kiêng ăn thịt vịt, sợ rông. Không khí mùa xuân thật náo nức. Trường đã nghỉ học. Sẽ có tắm tất niên bằng nồi nước lá mùi già thơm ngào ngạt. Mấy nhà đông con đã đánh gộc tre để đun bánh chưng. Người ta đã nhìn thấy nhiều người mặc quần áo đẹp từ đâu đó về ăn Tết. Có người xách va li, có người đeo ba lô. Nhiều người còn mang về cả cành đào, cành hoa bằng giấy trang kim để làm hoa thờ.
 Câu 1. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 
 a) Dấu hiệu nào cho biết Tết sắp đến, xuân đã về? 
 	A. Cây đào, cây mận ra hoa. .
B. Lúa đã cấy kín đồng.
C. Cả làng không có tiếng vịt kêu
b) Những việc làm của mọi người để chuẩn bị đón Tết là:
 A. Chuẩn bị lợn, nguyên liệu để gói bánh chưng; vệ sinh, sửa sang nhà cửa, đình làng; mua cành đào, hoa thờ, bày mâm ngũ quả. Tắm tất niên bằng lá mùi già. 
 B. Chuẩn bị lợn, nguyên liệu để gói bánh chưng; khẩn trương cày cấy cho xong; mổ hết vịt để tránh bị rông, trồng cây, mua pháo để đốt.
 C. Cả 2 ý trên
Câu 2: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy?
 A. tấp nập, phơ phất, mỏng tang, trắng muốt, lấp lánh
B. lung linh, tấp nập, phơ phất, lấp lánh, náo nức, cuống quýt
C. eng éc, tấp nập, phơ phất, náo nức, cuống quýt, lòng lợn
Câu 3: Xác định vị ngữ trong câu: "Mấy cây đào ngoài đền đã phơ phất những bông hoa màu hồng mỏng tang”.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 4. Xác định từ loại (Danh từ, Động từ, Tính từ) của mỗi từ gạch chân trong câu sau:
Lợn kêu eng éc.
	“Lợn”: Thuộc từ loại:............................................................................
	“kêu”: Thuộc từ loại:............................................................................
	“eng éc”: Thuộc từ loại:.......................................................................
Câu 5. Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II) ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 5 điểm) 
 (Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm bài đọc, mỗi em đọc không quá 2 phút)
 Giáo viên coi Giáo viên chấm 
 (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) 
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY
............................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 
Năm học 2013 – 2014
Ngày 26 tháng 12 năm 2013
ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG
A. Bài đọc:
- Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: 
1. Tre Việt Nam (TV 4 tập 1 trang 41)
- HS đọc từ đầu cho đến .... khuất mình bóng râm.
- Hỏi: Những hình ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất cần cù, lạc quan của người Việt Nam?
- Gợi ý trả lời: mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều; rễ siêng không ngại đất nghèo; cây kham khổ vẫn hát ru lá cành; tre xanh không đứng khuất mình bang râm.
2- Thưa chuyện với mẹ ( TV 4 - T1- Trang 85)
Đọc đoạn : Từ đầu đến “ thợ rèn”.
- Hỏi: Cương xin học nghề thợ rèn làm gì?
 - Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ
3- Người tìm đường lên các vì sao ( TV 4- tập 1 -trang 125)
- HS đọc từ đầu ......đến chỉ tiết kiệm thôi.
- Hỏi : Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? (mơ ước được bay lên bầu trời)
 + Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
- Gợi ý trả lời: Ông sống kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì n/c và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng ...
4- Cánh diều tuổi thơ ( TV 4- tập 1 - trang 146)
- HS đọc từ Ban đêm trên bãi thả ..... đến hết..
- Hỏi : Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?
- Gợi ý trả lời: Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
5- Rất nhiều mặt trăng (TV 4- T1- Trang 168)
Đọc đoạn : Từ đầu đến “ lo lắng”.
Trả lời câu hỏi: Nhà Vua lo lắng về điều gì?
Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời , sợ con gái nhìn thấy mặt trăng, cô sẽ nhận ra mặt trăng đeo ở cổ không là thật, cô sẽ ốm
B. Biểu điểm chấm:
- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng, bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với đoạn văn cần đọc. Tốc độ khoảng 80 tiếng / 1 phút. Mỗi học sinh đọc không quá 2 phút: 4 điểm
- Học sinh trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm 
Lưu ý: GV cho điểm cần căn cứ mức độ trả lời của học sinh không nhất thiết đúng hệt như gợi ý.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY
............................
 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 
 (PHẦN KIỂM TRA VIẾT)
Ngày 26 tháng 12 năm 2013
ĐỀ BÀI
I. Chính tả : (5 điểm) 	
1.Bài viết : (4 điểm) Thời gian 15 phút.
Cây bút máy (Nghe viết)
(Tiếng Việt 4 – tập 1 – trang 170).
 Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn: 
 “ Mở nắp ra, em thấy ......... trước khi cất vào cặp”. 
2.Bµi tËp: (1 ®iÓm)	Thêi gian 5 phót.
 Tìm tính từ: - Có hai tiếng bắt đầu bằng l.
 - Có hai tiếng bắt đầu bằng n.
II. Tập làm văn: ( 5 điểm) Thời gian 35 phút
 Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích.
_______________________________________
KiÓm tra ®Þnh k× cuèi k× I
 n¨m häc: 2013 - 2014
H­íng dÉn chÊm ®äc thÇm vµ lµm bµi tËp Líp 4 
C©u 1: 1 ®iÓm ( ®óng mçi ý cho 0,5 ®) 
§¸p ¸n: C©u a – ý A, c©u b – ý A, 
C©u 2: 1 ®iÓm: ý B
C©u 3: 1 ®iÓm
§¸p ¸n: Vị ngữ trong câu trên là: đã phất phơ những bông hoa màu hồng mỏng tang. 
C©u 4: 1 ®iÓm
§¸p ¸n: “Lợn”: Thuộc từ loại: danh từ
	“kêu”: Thuộc từ loại: động từ
	“eng éc”: Thuộc từ loại: tính từ
C©u 5: 1 ®iÓm: HS đặt đúng câu theo yêu cầu, đầu câu viết hoa, cuối câu đặt dấu chấm.
______________________________
HƯỚNG DẪN CHẤM VIẾT LỚP 4 
I) Chính tả: (5 điểm)
1) Bài viết: 4 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng; trình bày đúng, sạch, đẹp: điểm.
 Ba lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, lỗi viết hoa...) trừ 1 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài.
2) Bài tập: 1 điểm Đúng mỗi từ cho 0,25 điểm
II) TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
- Viết được bài văn đúng thể loại (tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi). Bài văn có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận; nội dung bài văn có đủ các ý cơ bản, diễn đạt tương đối rõ ràng, mạch lạc. (3đ)
- Viết câu đúng ngữ pháp; chấm phẩy rõ ràng; từ sử dụng đúng, phù hợp; câu văn bước đầu có hình ảnh, cảm xúc... (1đ)
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch; không mắc lỗi chính tả. (1đ)
 * Cách tính điểm:
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, trình bày mà GV có thể cho các mức điểm cho phù hợp: 4,5 – 4 - 3,5 – 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5 
§iÓm m«n TiÕng ViÖt = (®iÓm viÕt + ®iÓm ®äc) : 2
(lµm trßn 0,5 thµnh 1)

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam.doc