Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)

 

Bài đọc: Ba người bạn

Chuồn Chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn. Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi.

Chuồn Chuồn chế nhạo:

  • Cậu thật ngốc, chẳng biết gì là niềm vui trên đời này.

Bướm chê bai:

  • Siêng năng thì được ai khen đâu chứ!

Ngày nọ, một cơn bão ập đến. Cây cỏ trong vườn bị phá tan hoang. Chuồn Chuồn và Bướm chẳng còn gì ăn cả, riêng Ong vẫn đầy ắp mật ngọt.

Ong rủ;

  • Các cậu về sống chung với tớ đi.

Chuồn Chuồn và Bướm rất cảm động:

  • Cám ơn cậu ! Chúng tớ ân hận lắm. Từ giờ, chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc.

Khuê Văn

 

 

Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập.

Câu 1: Khoanh vào chữ cái  trước ý trả lời  đúng nhất.

a) Vì sao Chuồn Chuồn và Bướm lại chê bai, chế nhạo Ong ?

 

      A. Vì Chuồn Chuồn cho là Ong ngốc, không biết vui chơi.

      B. Vì Bướm cho rằng Ong siêng năng, chăm chỉ thì cũng không được khen ngợi.

      C. Cả hai ý trên.

doc 5 trang Huy Khiêm 15/10/2023 3700
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)

Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY
Đ:
V:
C:
............................
 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 3 
(PHẦN KIỂM TRA ĐỌC)
Ngày 25 tháng 12 năm 2013
 Họ và tên: ....................................................... Líp:..............
i) §äc thÇm vµ lµm bµi tËp: ( Thêi gian 20 phót - 5 ®iÓm)
Bài đọc: Ba người bạn
Chuồn Chuồn, Ong và Bướm là ba người bạn cùng sống với nhau trong một khu vườn. Trong khi Ong suốt ngày cặm cụi tìm hoa làm mật thì Chuồn Chuồn và Bướm cứ mải miết rong chơi.
Chuồn Chuồn chế nhạo:
Cậu thật ngốc, chẳng biết gì là niềm vui trên đời này.
Bướm chê bai:
Siêng năng thì được ai khen đâu chứ!
Ngày nọ, một cơn bão ập đến. Cây cỏ trong vườn bị phá tan hoang. Chuồn Chuồn và Bướm chẳng còn gì ăn cả, riêng Ong vẫn đầy ắp mật ngọt.
Ong rủ;
Các cậu về sống chung với tớ đi.
Chuồn Chuồn và Bướm rất cảm động:
Cám ơn cậu ! Chúng tớ ân hận lắm. Từ giờ, chúng tớ sẽ chăm chỉ làm việc.
Khuê Văn
Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập.
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a) Vì sao Chuồn Chuồn và Bướm lại chê bai, chế nhạo Ong ?
 A. Vì Chuồn Chuồn cho là Ong ngốc, không biết vui chơi.
 B. Vì Bướm cho rằng Ong siêng năng, chăm chỉ thì cũng không được khen ngợi.
 C. Cả hai ý trên.
b) Khi thấy Chuồn Chuồn và Bướm không còn thức ăn, Ong đã làm gì ?
 A. Mang mật đến cho Chuồn Chuồn và Bướm.
 B. Mời Chuồn Chuồn và Bướm cùng đến sống với mình.
 C. Chê bai Chuồn Chuồn và Bướm đã lười biếng, không làm việc.
c) Từ trái nghĩa với từ siêng năng là :
 A. Chăm chỉ	 B. Nhanh nhẹn 	C. Lười biếng 
d) Câu “ Suốt ngày, Ong đi tìm hoa làm mật .” thuộc kiểu câu nào ?
 A. Ai làm gì ?	 B. Ai là gì ?	 C. Ai thế nào ?
Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
 Bầu trời xanh ngắt, cao vòi vọi như dòng sông trong lặng lẽ trôi. 
Câu 3. Tìm và ghi lại bộ phận trả lời câu hỏi "Thế nào?" trong các câu sau:
 a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
 b) Đèn điện ban đêm lấp lánh như sao sa.
.......................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4: Đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? để nói về việc học tập của em hoặc của các bạn trong lớp .
.......................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
II) ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 5 điểm) 
 ( Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm bài đọc, mỗi em đọc không quá 2 phút)
 Giáo viên coi 
 (Kí và ghi rõ họ tên)
 Giáo viên chấm 
 (Kí và ghi rõ họ tên)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY
............................
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 3
(PHẦN KIỂM TRA VIẾT)
Ngày 25 tháng 12 năm 2013
ĐỀ BÀI
I. Chính tả : (5 điểm)
1) Bài viết: (4 điểm) Thời gian 15 phút
Về quê ngoại
(Tiếng Việt 3- tập 1- trang 33)
 (Giáo viên đọc cho học sinh viết từ “Em về quê ngoại ... rực màu rơm phơi.”)
2) Bài tập (1 điểm) Thời gian 5 phút
Điền l hay n vào chỗ chấm (Thời gian 5 phút)
- Chiều ay mẹ em phải đi àm.
- Cánh đồng ...úa ...ếp chín vàng.
II. Tập làm văn (5 điểm ) Thời gian 30 phút
Đề bài: Em hãy viết một bức thư cho người thân để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em.
____________________Hết___________________
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY
............................
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
Năm học 2013 – 2014
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 3 
(PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG)
Ngày 25 tháng 12 năm 2013
A. Bài đọc:
- Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu. ( Thời gian cho mỗi học sinh không quá 2 phút)
Bài 1: Chõ bánh khúc của dì tôi ( TV3, Tập 1, trang 91)
 * Học sinh đọc đoạn : Ngủ một giấc dậy....hết bài.
 Câu hỏi : Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương ?
 Gợi ý : Vì chiếc bánh khúc quê hương rất ngon và có mùi vị thơm ngậy, hăng hắc rất riêng biệt.
Bài 2: Người con của Tây Nguyên ( TV3, Tập 1, trang 103)
 * Đọc từ : Núp đi Đại hội về....làm rẫy giỏi lắm.
 Câu hỏi : Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì ?
 Gợi ý : Đất nước mình bây gìơ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm.
Bài 3: Nhớ Việt Bắc (TV3, Tập 1, Trang 115)
 * Đọc từ đầu....ta cùng đánh Tây.
 Câu hỏi : Đọc những câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp ?
 Gợi ý : Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi.....Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.
Bài 4: Nhà rông ở Tây Nguyên ( TV3, Tập 1, Trang 127)
* Đọc đoạn 2 : Từ : Gian đầu nhà rông......nơi tiếp khách của làng.
 Câu hỏi : Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào ?
 Gợi ý : Trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần, xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre.
Bµi 5: “Về quê ngoại” ( Tiếng Việt 3- Tập 1- Trang 132)
* Đọc cả bài.
Câu hỏi: + Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Quê bạn nhỏ ở đâu?
- Gợi ý trả lời: Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê, quê bạn nhỏ ở nông thôn.
B. Biểu điểm chấm:
- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng, bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với đoạn văn cần đọc. Tốc độ khoảng 60 tiếng / 1 phút. Mỗi học sinh đọc không quá 2 phút: 4 điểm
- Học sinh trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm 
Lưu ý: GV cho điểm cần căn cứ mức độ trả lời của học sinh không nhất thiết đúng hệt như gợi ý.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
NĂM HỌC: 2013 - 2014
HƯỚNG DẪN CHẤM VIẾT LỚP 3
I) Chính tả: (5 điểm)
1) Bài viết: 4 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng; trình bày đúng, sạch, đẹp: điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, lỗi viết hoa...) trừ 0,4 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài.
2) Bài tập: 1 điểm 
 Điền đúng mỗi từ cho 0,25 điểm
II) TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
 Học sinh viết được bức thư theo yêu cầu của đề bài; nội dung bức thư đúng, đủ ý; câu văn đúng ngữ pháp, sắp xếp các ý hợp lí đạt: 5 điểm.
 Giáo viên chấm căn cứ vào mức độ bài làm của học sinh, cho điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
Câu 1: (2 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
Câu a: ý C Câu b: ý B Câu c: ý C Câu d: ý A
Câu 2. (1 điểm) Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
 Bầu trời xanh ngắt, cao vòi vọi như dòng sông trong lặng lẽ trôi. 
 HS gạch chân đúng mỗi từ cho 0,2 đ
Câu 3. (1 điểm) Tìm đúng bộ phận trả lời câu hỏi "Thế nào?" trong mỗi câu: 0,5 đ
 a) ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
 b) lấp lánh như sao sa.
Câu 4. (1 điểm) Đặt câu đúng theo yêu cầu của đề bài.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam.doc