Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hùng Thắng (Có đáp án)
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) - Thời gian 20 phút
Bài đọc: Âm thanh thành phố (TV3- Tập 1- trang 146)
Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Hằng ngày, Hải nghe thấy những âm thanh nào?
A.Tiếng ve kêu, tiếng kéo của những người bán thịt bò khô
B. Tiếng còi ô tô xin đường, tiếng còi tàu hoả, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray, tiếng đàn vi - ô - lông, tiếng đàn pi- a - nô.
C. Cả hai ý trên.
Câu 2: Những từ ngữ tả những âm thanh ấy là:
A. rền rĩ, kính coong, lách cách, rộn ràng, gay gắt, thét lên
B. rền rĩ, lách cách, gay gắt, thét lên, ầm ầm, im lặng
C. lách cách, gay gắt, thét lên, ầm ầm, im lặng
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Hải rất yêu âm nhạc?
A. Hải thích ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét - tô - ven bằng đàn pi - a - nô.
B. Hải thích nghe nhạc và thường sáng tác nhạc.
C.Hải hát hay và chơi đàn vi - a - nô và đàn pi- a- nô rất giỏi.
Câu 4: Câu Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô.thuộc mẫu câu:
A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?
Câu 5:
a) Ghi lại những từ chỉ đặc điểm trong câu: Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hùng Thắng (Có đáp án)
Họ và tên : .............................................. Lớp:............Trường Tiểu học Hùng Thắng Ngày kiểm tra: 25 - 12 - 2013 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC 2013 - 2014 Điểm Đọc: Viết:... TV:. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) - Thời gian 20 phút Bài đọc: Âm thanh thành phố (TV3- Tập 1- trang 146) Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Hằng ngày, Hải nghe thấy những âm thanh nào? A.Tiếng ve kêu, tiếng kéo của những người bán thịt bò khô B. Tiếng còi ô tô xin đường, tiếng còi tàu hoả, tiếng bánh sắt lăn trên đường ray, tiếng đàn vi - ô - lông, tiếng đàn pi- a - nô. C. Cả hai ý trên. Câu 2: Những từ ngữ tả những âm thanh ấy là: A. rền rĩ, kính coong, lách cách, rộn ràng, gay gắt, thét lên B. rền rĩ, lách cách, gay gắt, thét lên, ầm ầm, im lặng C. lách cách, gay gắt, thét lên, ầm ầm, im lặng Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy Hải rất yêu âm nhạc? A. Hải thích ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét - tô - ven bằng đàn pi - a - nô. B. Hải thích nghe nhạc và thường sáng tác nhạc. C. Hải hát hay và chơi đàn vi - a - nô và đàn pi- a- nô rất giỏi. Câu 4: Câu Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. thuộc mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì? Câu 5: a) Ghi lại những từ chỉ đặc điểm trong câu: Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. ................................................................................................................................................ b) Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm để thành câu có hình ảnh so sánh. Vào những đêm trung thu trời quang mây, trăng như ...................................................... ................................................................................................................................................ Câu 6. Hãy điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Bỗng một hôm An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo Con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh Câu 7: Đặt một câu có hình ảnh so sánh. ................................................................................................................................................. II. Đọc thành tiếng (5 điểm) - Có đề riêng Giáo viên coi Giáo viên chấm TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Phần kiểm tra : Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ( 5 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài đọc, đọc thành tiếng và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. ( Thời gian không quá 2 phút/1 HS) *Bài 1: Giọng quê hương ( Tiếng việt 3 - tập 1 - trang 76 ) - Đọc đoạn 2: " Lúc đứng lên trả tiền .... nhìn anh thanh niên" - Trả lời câu hỏi: Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? *Bài 2: Nắng phương Nam ( Tiếng việt 3 - tập 1 - trang 94 ) - Đọc đoạn 3: “ Không ngờ ......dưới nắng”. - Trả lời câu hỏi: Trong việc tặng quà cho Vân, Phương nghĩ ra sáng kiến gì? *Bài 3: Người liên lạc nhỏ ( Tiếng việt 3 - tập 1 - Trang 112) - Đọc đoạn 2: " Đến quãng suối .....chốc lát" - Trả lời câu hỏi: Khi gặp Tây đồn, Kim Đồng và ông ké có ám hiệu gì? *Bài 4: Nhà rông ở Tây Nguyên ( Tiếng việt 3 - tập 1 - Trang 127) Đọc đoạn : Từ đầu đến “ không vướng mái ”. Trả lời câu hỏi: Vì sao nhà rông phải chắc chắn và cao? *Bài 5: Anh Đom Đóm ( Tiếng việt 3 - tập 1 - Trang 143) Đọc 3 khổ thơ đầu: “Mặt trời.. ngon giấc.” Trả lời câu hỏi: Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu? Từ nào trong 3 khổ thơ đầu chỉ đức tính của anh Đom Đóm? HƯỚNG DẪN CHẤM Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 5 điểm - Học sinh đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm. Sai từ 4 tiếng trở lên: 0 điểm) - Học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 4 chỗ: 0,5 điểm; trên 4 chỗ: 0 điểm) - Giọng đọc có biểu cảm phù hợp với đoạn văn cần đọc:1 điểm . - Tốc độ khoảng 60 tiếng /1 phút: 1 điểm (Đọc quá từ 1 đến 2 phút: 0,5 điểm; 2 phút trở lên: 0 điểm) - Học sinh trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ) Gợi ý trả lời: *Bài 1: Chuyện làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên là: Có anh thanh niên không quen biết xin trả tiền giúp. * Bài 2 : Phương nghĩ ra sáng kiến: tặng Vân một cành mai. * Bài 3: Khi gặp Tây đồn, Kim Đồng và ông ké có ám hiệu : Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau một tảng đá. *Bài 4: Để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hộp họp, tụ tập nhảy múa, voi đi không đụng vào sàn, mái cao để khi múa ngọn giáo không chạm vào mái. *Bài 5: Anh Đom Đóm lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên. Từ chỉ đức tính của anh Đom Đóm là chuyên cần. TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC 2013 – 2014 Thêi gian: 45 phót (Kh«ng kÓ chÐp ®Ò) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (5 điểm) - Thời gian 20 phút 1. Bài viết (Thời gian 15 phút): Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3 – tập 1 – trang 127). Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn: "Gian đầu nhà rông ..... cúng tế." 2. Bài tập (Thời gian 5 phút): Điền vào chỗ trống ( Có thể điền cả dấu thanh cho phù hợp) - it hay uyt: h.... sáo, xa t..... - oc hay ooc : quần s.........., h...... hành II. Tập làm văn(5 điểm) - Thời gian 25 phút Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu ) giới thiệu về tổ của mình với một đoàn khách đến thăm lớp em. TRƯỜNG TIỂU HỌC HÙNG THẮNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC 2013 – 2014 Thêi gian: 45 phót (Kh«ng kÓ chÐp ®Ò) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (5 điểm) - Thời gian 20 phút 1. Bài viết (Thời gian 15 phút): Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3 – tập 1 – trang 127). Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn: "Gian đầu nhà rông ..... cúng tế." 2. Bài tập (Thời gian 5 phút): Điền vào chỗ trống ( Có thể điền cả dấu thanh cho phù hợp) - it hay uyt: h.... sáo, xa t..... - oc hay ooc : quần s.........., h...... hành II. Tập làm văn(5 điểm) - Thời gian 25 phút Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu ) giới thiệu về tổ của mình với một đoàn khách đến thăm lớp em. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CUỐI KÌ I- NĂM HỌC : 2013 - 2014 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC :10 điểm I. Đọc thầm làm bài tập : 5 điểm . - Câu 1,2,3,4: 2 điểm. Mỗi ý đúng 0,5 điểm Câu 1: ý C Câu 2: ý B Câu 3: ý A Câu 4: ý C Câu 5: 1 điểm. Mỗi phần 0,5 điểm a) Ghi lại những từ chỉ đặc điểm trong câu: nhỏ, náo nhiệt, ồn ã b) Tìm được từ thích hợp điền vào chỗ chấm để thành câu có hình ảnh so sánh. VD: Vào những đêm trung thu trời quang mây, trăng như quả bóng bay lơ lửng trên bầu trời. Câu 6. 1 điểm. Điền đúng dấu chấm hoặc dấu phẩy vào những chỗ thích hợp: Mỗi dấu câu 0,25 điểm. Bỗng một hôm, An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo. Con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ, màu đen nhánh. Câu 7: 1 điểm. Đặt được một câu có hình ảnh so sánh. (Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm câu hoặc câu không rõ nghĩa, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) II. Đọc thành tiếng: 5 điểm (Đã có biểu điểm riêng) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I - Chính tả: 5 điểm - Bài viết: 4 điểm . + Viết đúng, đủ số chữ quy định, đảm bảo kỹ thuật, nét chữ đều, đẹp, trình bày sạch sẽ: 4 điểm (Viết sai, lẫn phụ âm đầu, thừa, thiếu chữ ghi tiếng cứ 5 lỗi trừ 2 điểm) + Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn bị trừ đi 1 điểm toàn bài . Bài tập : 1 điểm. Điền vào mỗi chỗ trống: 0,25 điểm huýt sáo, xa tít quần soóc, học hành II - Tập làm văn: 5 điểm - Học sinh viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 - 10 câu ) giới thiệu về tổ của mình với một đoàn khách đến thăm lớp em đảm bảo các yêu cầu: Cấu trúc của một đoạn văn. Câu văn dùng từ đúng, có hình ảnh, viết câu không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ, được 5 điểm. - Tuỳ theo các mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức : 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5. *Lưu ý: + Điểm đọc và điểm viết là điểm nguyên + Điểm Tiếng Việt (lấy điểm nguyên) = (Điểm đọc+ điểm viết) :2 Làm tròn 0,5 thành 1
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam.doc