Bài kiểm tra chất lượng cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 (Dành cho học sinh kiểm tra lại lần 2) - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC:
I/ Đọc thầm và làm bài tập: ( Thời gian 25 phút - 5 điểm)
Cây dừa
Vườn nhà em ở quê có một cây dừa. Cây dừa này bà em đã trồng hơn chục năm rồi.
Cây dừa chẳng giống cây nào trong vườn. Thân cây cao, bạc phếch in màu của thời gian cùng với những nấc khía như những bậc thang. Dáng cây thẳng đứng. Rễ dừa bò trên mặt đất trông như những con rắn nhỏ hiền lành. Đứng từ dưới nhìn lên, ta thấy những tàu dừa như những chiếc lược khổng lồ đang chải chuốt cho mây trời. Xen lẫn trong các tàu lá là những bông hoa màu vàng li ti. Mỗi khi gió xào xạc thoảng qua, hoa dừa rơi xuống đầy vườn. Rồi đến ngày dừa đậu quả. Từng chùm quả dừa lúc lỉu trên cây như đàn lợn con của mẹ, như hũ rượu của bố. Em rất thích uống nước dừa, nước trong ngọt và mát lạnh. Những buổi trưa hè về thăm bà, em thường ngồi dưới gốc dừa, ngửa cổ lên nhìn những tàu lá dừa như những cánh tay đang vươn ra đón gió, vẫy gọi bầu trời. Em áp tai vào thân cây xù xì, nhắm mắt lại để nghe tiếng gió lùa vào lá như đang dạo nhạc.
Cây dừa gắn bó với cả tuổi thơ của em, gắn bó với những kỷ niệm về quê hương. Trong em luôn in đậm hình ảnh chàng lính canh trời với những cánh tay khổng lồ vươn lên nền trời xanh thẫm.
Câu 1: Đọc thầm bài đọc trên và dựa vào nội dung bài đọc em khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
a)Trong bài cây dừa được trồng ở đâu?
A. Đầu làng B. Trong vườn C. Sân trường
b) Hoa dừa có màu gì ?
A. Màu vàng. B. Màu trắng ngà. C. Màu xanh thẫm
c) Cây dừa được quan sát và miêu tả bằng cảm nhận của những giác quan nào?
A . Chỉ bằng thị giác (nhìn).
B. Chỉ bằng thị giác và thính giác ( nghe).
C. Bằng thị giác, thính giác và vị giác (nếm)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra chất lượng cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 (Dành cho học sinh kiểm tra lại lần 2) - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY Điểm Đ: ............. V: ............. C: ............. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2013 – 2014 (Dành cho học sinh KT lại lần 2) Ngày: ......../8/2014 Họ và tên: ............................................................... Lớp: ................. A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: I/ Đọc thầm và làm bài tập: ( Thời gian 25 phút - 5 điểm) Cây dừa Vườn nhà em ở quê có một cây dừa. Cây dừa này bà em đã trồng hơn chục năm rồi. Cây dừa chẳng giống cây nào trong vườn. Thân cây cao, bạc phếch in màu của thời gian cùng với những nấc khía như những bậc thang. Dáng cây thẳng đứng. Rễ dừa bò trên mặt đất trông như những con rắn nhỏ hiền lành. Đứng từ dưới nhìn lên, ta thấy những tàu dừa như những chiếc lược khổng lồ đang chải chuốt cho mây trời. Xen lẫn trong các tàu lá là những bông hoa màu vàng li ti. Mỗi khi gió xào xạc thoảng qua, hoa dừa rơi xuống đầy vườn. Rồi đến ngày dừa đậu quả. Từng chùm quả dừa lúc lỉu trên cây như đàn lợn con của mẹ, như hũ rượu của bố. Em rất thích uống nước dừa, nước trong ngọt và mát lạnh. Những buổi trưa hè về thăm bà, em thường ngồi dưới gốc dừa, ngửa cổ lên nhìn những tàu lá dừa như những cánh tay đang vươn ra đón gió, vẫy gọi bầu trời. Em áp tai vào thân cây xù xì, nhắm mắt lại để nghe tiếng gió lùa vào lá như đang dạo nhạc. Cây dừa gắn bó với cả tuổi thơ của em, gắn bó với những kỷ niệm về quê hương. Trong em luôn in đậm hình ảnh chàng lính canh trời với những cánh tay khổng lồ vươn lên nền trời xanh thẫm. Câu 1: Đọc thầm bài đọc trên và dựa vào nội dung bài đọc em khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: a) Trong bài cây dừa được trồng ở đâu? A. Đầu làng B. Trong vườn C. Sân trường b) Hoa dừa có màu gì ? A. Màu vàng. B. Màu trắng ngà. C. Màu xanh thẫm c) Cây dừa được quan sát và miêu tả bằng cảm nhận của những giác quan nào? A . Chỉ bằng thị giác (nhìn). B. Chỉ bằng thị giác và thính giác ( nghe). C. Bằng thị giác, thính giác và vị giác (nếm) d) Câu văn: "Thân cây cao, bạc phếch in màu của thời gian cùng với những nấc khía như những bậc thang." là câu kể: A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 2: Tìm và ghi lại 2 từ láy có trong bài. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 3: Ghi lại một câu có hình ảnh so sánh trong bài văn? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 4: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Mỗi khi gió xào xạc thoảng qua, hoa dừa rơi xuống đầy vườn. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 5: Đặt một câu cảm bộc lộ cảm xúc thán phục. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. II- Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) - Theo đề riêng. Giáo viên coi (kí và ghi rõ họ tên) Giáo viên chấm (kí và ghi rõ họ tên) PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY ............................ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2013 – 2014 (DÀNH CHO HSKT LẠI LẦN 2) Ngày ........ tháng 8 năm 2014 ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG A. Bài đọc: - Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: 1- Khuất phục tên cướp biển ( TV 4- tập 2 – trang 66) - HS đọc từ đầu ......đến trong phiên tòa sắp tới. - Hỏi : Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào? (Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly “ Có câm mồm không?”; rút soạt dao ra; lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly) + Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? (Ông là người nhân hậu, điềm đạm nhưng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác,bất chấp nguy hiểm) 2- Con chuồn chuồn nước ( TV4 tập 2/ trang 127) - Học sinh đọc cả bài. - Câu hỏi: Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào? - Gợi ý trả: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng; hai con mắt long lanh như thuỷ tinh; thân chú nhỏ và thon vàng của nắng mùa thu; bốn cái cánh khẽ rung như đang còn phân vân. 3- Vương quốc vắng nụ cười (TV 4- tập 2 /trang 143) - Đoạn đọc: từ đầu cho đến lau miệng ạ. - Câu hỏi : Trong đoạn em vừa đọc, cậu bé phát hiện ra chuyện buồn cười ở đâu? - Gợi ý trả lời: ở xung quang cậu; ở nhà vua- quên lau miệng, bên mép vẫn dính hạt cơm. B. Biểu điểm chấm: - Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng, bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với đoạn văn cần đọc. Tốc độ khoảng 90 tiếng / 1 phút. Mỗi học sinh đọc không quá 2 phút: 4 điểm - Học sinh trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm Lưu ý: GV cho điểm cần căn cứ mức độ trả lời của học sinh không nhất thiết đúng hệt như gợi ý. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY ............................ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Dành cho học sinh kiểm tra lại lần 2) Ngày ....... tháng 8 năm 2013 ĐỀ BÀI I. Chính tả: (5 điểm) 1. Bài viết: (4 điểm) Thời gian 15 phút. Hoa học trò Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Theo Xuân Diệu 2. Bài tập: (1 điểm) Thời gian 5 phút. - Viết 2 từ, mỗi từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s. - Viết 2 từ, mỗi từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm x. II. Tập làm văn: ( 5 điểm) Thời gian 40 phút Học sinh chọn một trong hai đề sau: Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích. 2) Em hãy tả một cây bóng mát ( hoặc một cây hoa, cây ăn quả) mà em thích. .......................... Hết ..................... KiÓm tra ®Þnh k× cuèi nĂM (LẦN 2) N¨m häc 2013 - 2014 Híng dÉn chÊm TIẾNG VIỆT líp 4 I) ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: 5 điểm Câu 1: (2 điểm) Mỗi ý khoanh đúng cho 0,5 điểm. Đáp án: Ý a: B ý b: A ý c: C ý d: B Câu 2: ( 0,5 điểm) - Tìm đúng mỗi từ láy: 0,25 điểm. Câu 3: ( 0,5 điểm) - Tìm đúng và ghi lại đúng câu có hình ảnh so sánh trong bài: 0,5 điểm. Câu 4: ( 1 điểm) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Mỗi khi gió xào xạc thoảng qua, hoa dừa rơi xuống đầy vườn. TN CN VN Câu 5: ( 1 điểm) - Đặt đúng câu cảm theo yêu cầu của đề (1 điểm). Lưu ý: Thiếu dấu câu, không viết hoa chữ cái đầu câu trừ 0,5 điểm. II) KIỂM TRA VIẾT: I) Chính tả: (5 điểm) 1) Bài viết: 4 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng; trình bày đúng, sạch, đẹp: 4 điểm. - Ba lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, lỗi viết hoa...) trừ 1 điểm. - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài. 2) Bài tập: 1 điểm Đúng mỗi từ cho 0,25 điểm II) TẬP LÀM VĂN (5 điểm) - Viết được bài văn đúng thể loại (tả một đồ dùng học tập hoặc một cây bóng mát hoặc cây ăn quả) theo yêu cầu của đề bài. Bài văn có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; nội dung bài văn có đủ các ý cơ bản, diễn đạt tương đối rõ ràng, mạch lạc. (3đ) - Viết câu đúng ngữ pháp; chấm phẩy rõ ràng; từ sử dụng đúng, phù hợp; câu văn bước đầu có hình ảnh, cảm xúc... (1đ) - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp; không mắc lỗi chính tả. (1đ) *Cách tính điểm: - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, trình bày mà GV có thể cho các mức điểm cho phù hợp: 5- 4,5 – 4 - 3,5 – 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5 Điểm môn Tiếng Việt = (điểm viết + điểm đọc) :2 (làm tròn 0,5 thành 1)
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_chat_luong_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4_danh_c.doc